CHƯƠNG I: FIBONACCI

Fibonacci là một chỉ báo giúp phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci sống ở thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng 2 số đứng liền trước. Trông dãy số như thế này: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23.6%, 28.2%, 61.8%. 

Tổng quan về Fibonacci

Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci sống ở thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng 2 số đứng liền trước.

Trông dãy số như thế này: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…

Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23.6%, 28.2%, 61.8%. Các tỷ lệ này một cách tình cờ rất phổ biến trong tự nhiên và người ta nghĩ rằng nó là các mức nổi bật trong giao dịch & phân tích kỹ thuật. Về cơ bản, có 3 mức quan trọng được sử dụng là 23.6%, 38.2%, 61.8%. Mặc dù mức 50% không phải là một tỷ lệ được tìm thấy trong chuỗi Fibonacci nhưng nó rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi.

Các loại Fibonacci

Có 3 loại Fibonacci thường được dùng:

  • Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui)

Fibonacci-retracement-Fibonacci-thoái-lui

Fibonacci thoái lui

  • Fibonacci fans (Fibonacci quạt)

Fibonacci-fans-Fibonacci-quạt

Fibonacci quạt

  • Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung)

Fibonacci-arc-Fibonacci-vòng-cung

Fibonacci vòng cung

Trong đó, Fibonacci thoái lui là một trong những công cụ thông dụng nhất do dễ nhận biết ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hay điểm ra vào lệnh. Ngoài ra còn một số loại Fibonacci nữa như fibonacci mở rộng, fibonacci vùng thời gian, fibonacci hình xoắn ốc…

Tại sao lại dùng công cụ này mà không phải công cụ khác?

Fibonacci là công cụ yêu thích của các nhà đầu tư không chỉ trong chứng khoán mà còn được áp dụng rất nhiều trong forex và tiền điện tử. Sau đây là một vài ý nghĩa quan trọng của công cụ này.

  • Xác định ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự

Tại các mức Fibonacci giá thường sẽ đảo chiều nên sẽ trở thành công cụ xác định ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Dựa vào các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự nhà đầu tư có thể chọn điểm vào lệnh hợp lí, đem lại lợi nhuận tối ưu. 

  • Xác định mức chốt lời tiềm năng

Fibonacci Extension có thể đo được cường độ của một xu hướng từ đó đưa ra các ngưỡng mà tại đó giá có thể đảo chiều đi xuống. Đây là công cụ hữu hiệu để nhà đầu tư căn cứ chốt lời, tránh trường hợp đu đỉnh dẫn tới thua lỗ.

Cách vẽ Fibonacci 

Bước đầu tiên bạn cần làm trước khi vẽ fibonacci là xác định được đỉnh và đáy gần nhất, sau đó tiến hành vẽ fibonacci.

  •  Đối với xu hướng tăng:

Nếu thấy thị trường có xu hướng tăng thì chúng ta sẽ kéo Fibonacci Retracement kéo từ đáy lên đỉnh.

Cách-vẽ-Fibonacci-tăng

Cách vẽ Fibonacci với xu hướng tăng

  • Đối với xu hướng giảm:

Còn nếu thấy thị trường có xu hướng giảm thì chúng ta sẽ kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy.

Cách-vẽ-Fibonacci-giảm

Cách vẽ Fibonacci với xu hướng giảm

Ưu điểm và nhược điểm của Fibonacci

Không có bất kì phương pháp nào là hoàn hảo cả vậy nên đối với Fibonacci dù đã là một trong những phương pháp mà được rất nhiều nhà đầu tư tin dùng. Nhưng phương pháp này vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như sau:  

Về ưu điểm:

  • Sự đơn giản và khả năng ứng dụng của nó vào hầu hết các tài sản. Đó cũng là lý do mà Fibonacci là một công cụ được các nhà đầu tư rất yêu thích sử dụng. Trong đó Fibonacci retracement được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại Fibonacci. 

Về nhược điểm:

  • Mặc dù các mức Fibonacci chỉ ra các điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng, nhưng không có sự bảo đảm nào là giá sẽ phản ứng tốt với các mức đó. Đây là lý do tại sao bạn nên kết hợp Fibonacci với các tín hiệu khác.
  • Một trong những phản ánh tiêu cực khác với Fibonacci là có quá nhiều đường cản giá. Theo đó, giá sẽ thường xuyên đảo qua lại tại những đường này. Và điều này sẽ làm cho người dùng công cụ này đôi khi không xác định được đâu là ngưỡng cản hiệu quả nhất để cân nhắc trong các lần giao dịch của họ.

 

 

CHƯƠNG II: SÓNG ELLIOTT 
Tổng quan về sóng Elliott

Sóng Elliott là đường thẳng biểu diễn xu hướng của thị trường. Được sử dụng rất nhiều trong các thị trường như forex, chứng khoán, cổ phiếu…

Sóng Elliott là công cụ kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng trong việc phân tích giá thị trường chứng khoán, hàng hóa, tiền điện tử….

Sóng Elliott phân tích các chuyển động của giá và các chuyển động này có xu hướng lặp đi lặp lại và hình thành các bước sóng. Từ dữ liệu lịch sử giao dịch trước đó, dựa vào nguyên tắc sóng Elliott, nhà đầu tư có thể dự đoán các biến động về giá tiếp theo dưới tác động của tâm lý thị trường.

Bản chất của sóng Elliott là một chuỗi hành vi đám đông được biểu diễn trên đường giá và có tính lặp lại.

Cấu trúc của sóng

Đối với một chu kỳ sóng Elliott được xem là hoàn chỉnh và cơ bản nhất khi thị trường tăng giá bao gồm 8 bước sóng và có cấu trúc 2 pha. 

Pha đầu tiên là sóng động lực (impulse wave) với 5 bước sóng được đánh dấu bằng số từ 1 đến 5, di chuyển theo xu hướng chính. Trong đó, sóng 1, 3 và 5 là các sóng tăng và sóng 2, 4 là những sóng giảm.

Pha thứ hai là sóng điều chỉnh (correction wave) có 3 bước sóng, di chuyển ngược xu hướng chính, được đánh dấu bằng các chữ cái a, b, c. Trong đó, sóng a và c là 2 sóng giảm và một sóng b tăng.

Cấu-trúc-của-sóng

Cấu trúc của sóng

Đặc điểm của từng con sóng

Để hiểu thêm về đặc điểm mỗi bước sóng, chúng ta hãy bắt đầu phân tích  các đặc điểm cơ bản của 8 con sóng này.

Bước sóng đầu tiên là sóng 1: Đây là dấu hiệu bắt đầu của chu kỳ tăng, do đó nó vẫn tồn tại nhiều tín hiệu nhiễu.

 Kế đến là sóng 2: đây là con sóng hồi phục nhưng không quá 100% con sóng số 1. Nhiều các nhà đầu tư cho rằng cho rằng thị trường giảm đã quay trở lại.

Tiếp nối sóng phục hồi chính là thời điểm mạnh mẽ nhất của chu kỳ tăng được biểu hiện qua con sóng 3 và đây cũng chính là nơi dễ dàng để chúng ta bắt đầu đếm sóng.

Theo sau những nhịp tăng vô cùng mạnh mẽ của sóng 3 thì sóng 4 lúc này sẽ điều chỉnh nhưng nó sẽ rất yếu do ảnh hưởng của sóng 3.

Không mạnh mẽ như sóng 3, nhưng sóng 5 có thể tìm thấy tín hiệu phân kỳ đảo chiều thị trường rất rõ ràng tại con sóng này. Điểm đảo chiều của thị trường sang mô hình 3 sóng hồi là sóng a.

 Sóng b được gọi là Suckers Rally. Đây là điểm chuyên bẫy nhiều người mua vì nhiều người cho rằng sóng a là sóng hồi của xu hướng tăng trước đó và sóng b có xu hướng sẽ tiếp tục đà tăng trước đó nên nhiều người mua vào giao dịch.  

Cuối cùng chính là sóng c và đây cũng chính là phiên bản của sóng số 3 nhưng trong mô hình 3 sóng điều chỉnh.

Nguyên tắc hoạt động của sóng

Mỗi một con sóng diễn ra đều tuân theo các mức tỷ lệ của Fibonacci retracement (thoái lui) và Fibonacci Expansion (bước tiến).

Lý thuyết sóng Elliott có một số quy tắc chính như sau:

  • Sóng 2 không thể điều chỉnh về quá sâu, tức vượt qua điểm bắt đầu của sóng 1.
  • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất trong các sóng 1, 3, 5.
  • Sóng 4 không đi vào vùng giá của sóng 1, nghĩa là không vượt quá điểm cuối cùng của sóng 1.

Nguyên-tắc-hoạt-động-của-sóng

Nguyên tắc hoạt động của sóng

Lợi ích và hạn chế khi giao dịch

Dù sóng Elliott là một trong những phương pháp nền tảng và có độ chính xác cao trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên ở bất kì một phương pháp nào cũng mang trong mình những lợi ích cũng như các hạn chế riêng và với vị trí là một nhà đầu tư chúng ta cần phải nhận thức được rõ ràng những mặt hạn chế cũng như lợi ích để có được các kết quả giao dịch tốt nhất khi tham gia giao dịch trên thị trường.

 Về lợi ích:

  • Dự đoán gần như chính xác xu hướng của thị trường trong khoảng thời gian hiện tại và tương lai.
  • Điểm vào lệnh đẹp, stoploss ngắn, tỉ lệ chính xác >80%.
  • Thích hợp cho việc đánh trung hạn và dài hạn.
  • Dự đoán được mức lợi nhuận mong muốn để chốt lời.
  • Không cần giao dịch quá nhiều nhưng lợi nhuận mang lại là rất lớn >20% tài khoản/tháng là rất dễ dàng.
  • Sóng Elliott thể hiện được tâm lý của thị trường, khi nào phe mua/phe bán nhảy vào thị trường.

Về hạn chế:

  • Do kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau nên cách vẽ sẽ khác nhau.
  • Sóng được xác định được tỉ lệ của Fibonacci có độ chính xác trong khoảng 50-70%. Vì thế có thể cùng 1 điểm xuất phát nhưng chuyện vẽ khác nhau là rất bình thường.
  • Lệnh khá chắc nên phải chờ đợi lâu để vào được lệnh đẹp.
Cách giao dịch theo sóng Elliott

Impulse Waves (Sóng đẩy)

Ở mô hình này, sóng 1, 3, 5 là sóng tăng. Ngược lại sóng 2 và 4 là sóng giảm.

Sóng 1:

Ban đầu giá có hướng đi lên. Một số các nhà đầu tư cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua và họ vào lệnh để giao dịch. Điều này khiến cho giá càng được đẩy lên cao.

Sóng 2:

Sóng 2 có xu hướng điều chỉnh sóng 1 nhưng sẽ không vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tại thời điểm này, một số nhà đầu tư sẽ chốt lời vì cảm nhận giá đã tăng đủ cao. Vô hình chung điều đó khiến giá đi xuống đôi chút nhưng sẽ có một số nhà đầu tư nhận ra đây là thời điểm tốt để vào lệnh thêm.

Sóng 3:

Đây thường là sóng có xu hướng mạnh và dài nhất. Thời điểm đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhiều thông tin tiêu cực vì thế nhiều nhà đầu tư không kịp mua vào. Nhưng xu hướng giá đột ngột tăng trở lại đã thu hút các nhà đầu tư. Điều này khiến giá đột ngột tăng cao hơn. 

Sóng 4:

Với giá tăng nhanh ở sóng 3 khiến nhiều nhà giao dịch cảm thấy đây là thời điểm để chốt lời vì cảm thấy đã đủ lợi nhuận. Bên cạnh đó nhiều nhà đầu tư đã nhận biết được sự xuất hiện và tiềm năng của sóng 5 sắp tới nên tiếp tục chờ khi giá sẽ tăng cao hơn để tiếp tục mua vào.

Sóng 5:

Đây là thời điểm nhộn nhịp nhất thị trường vì những thông tin tích cực tràn lan. Khiến nhiều người lao vào thị trường một cách điên cuồng. Họ bắt đầu mở vị thế mua dẫn đến giá ở thời điểm này trở nên đắt nhất. Mặc khác, với những nhà đầu tư không chuyên nghiệp thường mua vào ở cuối sóng 5. Nhưng giá sẽ nhanh chóng chuyển hướng qua mô hình điều chỉnh (abc).

 

 

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Bài viết trên là thông tin về hai phương pháp giao dịch cơ bản nhưng đã mang lại tỉ lệ hiệu quả khá cao cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Để giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong quá trình giao dịch chúng ta cần nghiên cứu kĩ về hai phương pháp này và vận dụng vào thực tế. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ báo khác để có thể gia tăng về tính chính xác trong việc xác định xu hướng cũng như hướng đi, các chuyển động của giá trong quá trình giao dịch. Đồng thời kết hợp với việc thường xuyên luyện tập để có thể thông thạo, hiểu rõ về các phương pháp và dần có thể tự tạo ra cho bản thân một phương pháp giao dịch phù hợp nhất với “khẩu vị” đầu tư của chính mình.

Và đó cũng là phần kết cho bài viết về “Fibonacci và sóng Elliott” của SCUE. Xin cảm ơn một lần nữa và hẹn gặp độc giả ở những bài viết tiếp theo trong chuỗi bài về PTKT của SCUE nhé!

 

Nguồn tham khảo:

Sách Hướng Dẫn Giao Dịch Theo Sóng Elliott (Visual Guide to Elliott Wave Trading) – Tác giả Wayne Gorman, Jeffrey Kennedy

Sách Phân Tích Kỹ Thuật Từ A Đến Z (Technical Analysis from A to Z) – Tác giả Steven B. Achelis

 

Người tổng hợp: Lưu Sở Ngân

 

 


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds