NGỤY BIỆN CỜ BẠC TRONG CHỨNG KHOÁN

Nhiều người vẫn nói vui cụm từ “chơi chứng khoán”, mang tính chất của thị trường thành một bộ môn cờ bạc được hợp pháp tại Việt Nam. Với những bộ môn như “Future, Vay Margin, Phái sinh CFD…,”, những con bạc khi cháy tài khoản thường rất hay biện minh. Đó là cách họ ngụy biện cờ bạc trong chứng khoán

Khái niệm

Ngụy biện con bạc, hay ngụy biện của tay cá cược, ngụy biện Monte Carlo hoặc ngụy biện về thời cơ chín muồi, là niềm tin sai lầm rằng nếu một biến cố cụ thể xảy ra thường xuyên hơn bình thường trong quá khứ thì nó sẽ ít có khả năng xảy ra hơn trong tương lai (hoặc ngược lại), dù thực tế là xác suất các biến cố đó xảy ra không phụ thuộc vào quá khứ. Những biến cố có tính chất độc lập về lịch sử như vậy được gọi là biến cố độc lập về mặt thống kê.

Nguyên nhân

Khi chúng ta bắt đầu vào một việc gì đó, chúng ta thường sẽ có nhiều viễn cảnh khác nhau diễn ra. Yếu tố tham lam của con người đều mong muốn một kết quả đẹp nhất mà giới hạn năng lực nghĩ của mình cho phép. Đặc biệt là trong cờ bạc, việc mong muốn đạt được một mức giải thưởng kếch xù trong các ván bài đều là điều tiên quyết của các con nghiện cờ bạc. 

Trong ngụy biện cờ bạc, một cá nhân có tin tưởng sai lầm rằng sự khởi phát của một sự kiện ngẫu nhiên thì khó diễn ra sau một hay một loạt sự kiện. Dạng suy nghĩ này là không đúng bởi vì những sự kiện trong quá khứ không thay đổi xác suất về sự kiện nhất định nào đó sẽ diễn ra ở tương lai. 

Ví dụ

Các dân cờ bạc đều sẽ có những góc nhìn như sau: 

– Nếu quay đồng xu 20 lần thì chắc chắn sẽ có xác suất ăn nếu đặt cược lớn theo nguyên tắc “truyền thuyết”: “Thua nhân đôi, thắng giữ nguyên” luân phiên vào mặt sấp và ngửa, bởi vì họ tin rằng tỉ lệ sấp ngửa là 50%. 

Đây là một ví dụ cơ bản nhất về ngụy biện tâm lý. Chúng ta hãy suy xét cụ thể như sau, giả sử bạn bỏ 1 đô la để cá cược tung đồng xu úp hoặc ngửa. 

Trường hợp: Bạn sẽ có 50% hoặc ăn 1 đồng xu hoặc mất 1 đồng xu. 

Trong trường hợp bạn thua ván đầu tiên, tâm lý khó chịu và ý định trả thù sẽ khiến người chơi có xu hướng đánh nhân đôi số tiền cược nhằm gỡ gạc lại. Theo đó: Nếu vốn ván 2 là 2 đô và mình thắng ván 2, mình sẽ ăn được 2 đô. Tổng số tiền lời sau 2 ván là 1 đô. (Điều này có thể coi là một nghịch lý, nếu xét tổng thể và chi tiết: Vốn sau 2 ván: 3 đô, tiền sau 2 ván: 5 đô, ăn chênh lệch vẫn là 2 đô). 

Vẫn ván 2, nếu tiếp tục thua lỗ, họ vẫn mất trắng tổng vốn là 3 đô. Ở ván 3, họ sẽ tiếp tục cược nhân đôi so với ván 2 là 4 đô nhằm gỡ gạc lại toàn bộ những gì đã mất. Vòng lặp sẽ được tiếp tục như vậy. 

Chúng ta đều có thể thấy được cơ hội thắng thua luôn là 50%. Suy nghĩ của người chơi luôn đa số là: Đánh liên tục nếu cứ cược zigzag (úp – ngửa luận phiên), thì cỡ nào mình vẫn ăn 1 đồng là tối thiểu. 

– Tích lũy nhân phẩm khi ghép đồ trong game hoặc quay Gacha. 

Chúng ta nhớ ngày xưa khi chơi Gunny, việc nạp cả triệu đồng để mua vật phẩm nâng cấp trong game nhằm nâng cấp một vũ khí trang bị nào đó lên level với tỉ lệ thành công chưa tới 10%. Chắc chắn mọi người đã không làm lạ gì với quả click vào món đồ 3 – 4 lần, tắt máy, bật lại, reset các kiểu như phương thức cầu mây thành công. 

Thật ra, các tựa game luôn là phương thức kinh doanh hiệu quả của các nhà lập trình game. Theo đó, họ tạo ra những dòng code “tà thuật” nhằm kiểm soát (có thể hoàn toàn nắm được hoặc nắm 1 phần để miêu tả độ “khách quan” của game được tung trên thị trường. Do đó, việc ghép đồ hoặc quay Gacha có trúng thưởng hoặc “nổ hũ” hay không, không phụ thuộc vào những phương thức “gia truyền” như vậy. 

Và cảm xúc, tương tự với trường hợp đầu tiên, nếu mình thành công thì mình thăng hoa, nếu mình thất bại thì mình cay cú và xả tiền để đạt cho bằng được 

– Trong chứng khoán, nhà đầu tư có xu hướng Trung bình giá (DCA) liên tục, đó được gọi là dân cờ bạc trong chứng khoán. 

– Các nhà đầu tư theo trường phái “gồng lỗ đến chết” vì niềm tin rằng giá cổ phiếu không thể về con số 0. 

Nhà đầu tư, nếu họ không sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) để đầu tư, họ sẽ luôn quan niệm rằng: Giá cổ phiếu không thể về một con số 0 tròn trĩnh được. Điều này lại càng đúng với những mã ngành ngân hàng, khi quy trình mở một ngân hàng được đi vào hoạt động luôn có sự ràng buộc cứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hay cũng như các khu Bất động sản Khu công nghiệp vì đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước, và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất luôn được diễn ra đều đặn và thường xuyên. Do đó, với những nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, họ rất dễ đầu tư cổ phiếu ở giá đỉnh nơi mà các nhà đầu tư khác đã có được mức tỉ suất sinh lời đáng kể. Hậu quả, những nhà đầu tư non trẻ này luôn trong trạng thái gồng lỗ mạnh. Những ngày tháng sau đó, có thể là khoảng thời gian đau khổ vì gồng lỗ nhất.

Tác hại

Trước hết, việc ngụy biện cờ bạc trong chứng khoán là một quan niệm sai lầm. Về cơ bản, nó đã phản ánh sự thiếu nghiêm túc trong chứng khoán. Bản thân chứng khoán là đầu tư, kỳ vọng vào giá trị doanh nghiệp vào tạo ra dòng tiền lưu chuyển trong thị trường. Và việc đầu tư này yêu cầu những phân tích kỹ lưỡng trên nhiều chỉ số và nhiều tin tức vi mô và vĩ mô khác nhau. Các nhà đầu tư “con bạc” này đã hoàn toàn bỏ qua điều đó, đầu tư vào một mã trong sự “mù” hoàn toàn về thông tin. 

Có thể trong tùy giai đoạn, khi các cổ phiếu đều “thăng hoa” và phát triển mạnh, các con bạc sẽ cảm giác vui sướng như vừa chiến thắng một ván bài quan trọng. Hệ quả, họ lại tiếp tục đầu tư, hoặc xoay chuyển nguồn tiền sang những mã khác nhằm thử vận may vào một phép màu mới. Nhưng nếu như, thị trường khó khăn, mã cổ phiếu họ quan tâm, có thể hóa “đỏ” và mất dần, mất mòn số tiền mình đã đầu tư thì sao? 

Chắc chắn, họ sẽ đôn tiền lên một cách không kiểm soát, sử dụng đòn bẩy tài chính để ép thúc cho mã cổ phiếu tăng giá trong mòn mỏi, dẫn đến thất thoát tài sản trong dài hạn. Còn những sự việc bên lề, trộm cắp, vi phạm pháp luật…, là điều không thể tránh khỏi. Từ cô sinh viên 300 triệu vào Bitcoin, từ anh quản lý bán siêu xe 35 tỷ của khách vì thua lỗ… có lẽ là quá đủ để mọi người thấy được toàn cảnh sự việc, hậu quả không kiểm soát được của nó. 

Giải pháp

Cách tốt nhất để né việc trở thành con nghiện cờ bạc chứng khoán, đơn giản nhất là đừng ký quỹ, đừng vay vốn để đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư nên học các phân tích kỹ thuật và cơ bản để có góc nhìn khách quan vào thị trường, vào các mã cổ phiếu. 

Trong khi đầu tư, sẽ có rất nhiều người cùng thì thầm nhau về một vài mã cổ phiếu để ồ ạt mua. Nhà đầu tư khôn ngoan nên hạn chế nghe theo và phải có chứng kiến đúng đắn của bản thân. Mọi sự thì thầm đều là cơ hội để đội lái chứng khoán “lùa gà” thị trường và vét sạch túi của các nhà đầu tư non nớt, các con nghiện cờ bạc chứng khoán. 

CHƯƠNG I: FIBONACCI

Fibonacci là một chỉ báo giúp phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci sống ở thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng 2 số đứng liền trước. Trông dãy số như thế này: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23.6%, 28.2%, 61.8%. 

Tổng quan về Fibonacci

Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci sống ở thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng 2 số đứng liền trước.

Trông dãy số như thế này: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…

Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23.6%, 28.2%, 61.8%. Các tỷ lệ này một cách tình cờ rất phổ biến trong tự nhiên và người ta nghĩ rằng nó là các mức nổi bật trong giao dịch & phân tích kỹ thuật. Về cơ bản, có 3 mức quan trọng được sử dụng là 23.6%, 38.2%, 61.8%. Mặc dù mức 50% không phải là một tỷ lệ được tìm thấy trong chuỗi Fibonacci nhưng nó rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi.

Các loại Fibonacci

Có 3 loại Fibonacci thường được dùng:

Fibonacci-retracement-Fibonacci-thoái-lui

Fibonacci thoái lui

Fibonacci-fans-Fibonacci-quạt

Fibonacci quạt

Fibonacci-arc-Fibonacci-vòng-cung

Fibonacci vòng cung

Trong đó, Fibonacci thoái lui là một trong những công cụ thông dụng nhất do dễ nhận biết ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hay điểm ra vào lệnh. Ngoài ra còn một số loại Fibonacci nữa như fibonacci mở rộng, fibonacci vùng thời gian, fibonacci hình xoắn ốc…

Tại sao lại dùng công cụ này mà không phải công cụ khác?

Fibonacci là công cụ yêu thích của các nhà đầu tư không chỉ trong chứng khoán mà còn được áp dụng rất nhiều trong forex và tiền điện tử. Sau đây là một vài ý nghĩa quan trọng của công cụ này.

Tại các mức Fibonacci giá thường sẽ đảo chiều nên sẽ trở thành công cụ xác định ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Dựa vào các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự nhà đầu tư có thể chọn điểm vào lệnh hợp lí, đem lại lợi nhuận tối ưu. 

Fibonacci Extension có thể đo được cường độ của một xu hướng từ đó đưa ra các ngưỡng mà tại đó giá có thể đảo chiều đi xuống. Đây là công cụ hữu hiệu để nhà đầu tư căn cứ chốt lời, tránh trường hợp đu đỉnh dẫn tới thua lỗ.

Cách vẽ Fibonacci 

Bước đầu tiên bạn cần làm trước khi vẽ fibonacci là xác định được đỉnh và đáy gần nhất, sau đó tiến hành vẽ fibonacci.

Nếu thấy thị trường có xu hướng tăng thì chúng ta sẽ kéo Fibonacci Retracement kéo từ đáy lên đỉnh.

Cách-vẽ-Fibonacci-tăng

Cách vẽ Fibonacci với xu hướng tăng

Còn nếu thấy thị trường có xu hướng giảm thì chúng ta sẽ kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy.

Cách-vẽ-Fibonacci-giảm

Cách vẽ Fibonacci với xu hướng giảm

Ưu điểm và nhược điểm của Fibonacci

Không có bất kì phương pháp nào là hoàn hảo cả vậy nên đối với Fibonacci dù đã là một trong những phương pháp mà được rất nhiều nhà đầu tư tin dùng. Nhưng phương pháp này vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như sau:  

Về ưu điểm:

Về nhược điểm:

 

 

CHƯƠNG II: SÓNG ELLIOTT 
Tổng quan về sóng Elliott

Sóng Elliott là đường thẳng biểu diễn xu hướng của thị trường. Được sử dụng rất nhiều trong các thị trường như forex, chứng khoán, cổ phiếu…

Sóng Elliott là công cụ kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng trong việc phân tích giá thị trường chứng khoán, hàng hóa, tiền điện tử….

Sóng Elliott phân tích các chuyển động của giá và các chuyển động này có xu hướng lặp đi lặp lại và hình thành các bước sóng. Từ dữ liệu lịch sử giao dịch trước đó, dựa vào nguyên tắc sóng Elliott, nhà đầu tư có thể dự đoán các biến động về giá tiếp theo dưới tác động của tâm lý thị trường.

Bản chất của sóng Elliott là một chuỗi hành vi đám đông được biểu diễn trên đường giá và có tính lặp lại.

Cấu trúc của sóng

Đối với một chu kỳ sóng Elliott được xem là hoàn chỉnh và cơ bản nhất khi thị trường tăng giá bao gồm 8 bước sóng và có cấu trúc 2 pha. 

Pha đầu tiên là sóng động lực (impulse wave) với 5 bước sóng được đánh dấu bằng số từ 1 đến 5, di chuyển theo xu hướng chính. Trong đó, sóng 1, 3 và 5 là các sóng tăng và sóng 2, 4 là những sóng giảm.

Pha thứ hai là sóng điều chỉnh (correction wave) có 3 bước sóng, di chuyển ngược xu hướng chính, được đánh dấu bằng các chữ cái a, b, c. Trong đó, sóng a và c là 2 sóng giảm và một sóng b tăng.

Cấu-trúc-của-sóng

Cấu trúc của sóng

Đặc điểm của từng con sóng

Để hiểu thêm về đặc điểm mỗi bước sóng, chúng ta hãy bắt đầu phân tích  các đặc điểm cơ bản của 8 con sóng này.

Bước sóng đầu tiên là sóng 1: Đây là dấu hiệu bắt đầu của chu kỳ tăng, do đó nó vẫn tồn tại nhiều tín hiệu nhiễu.

 Kế đến là sóng 2: đây là con sóng hồi phục nhưng không quá 100% con sóng số 1. Nhiều các nhà đầu tư cho rằng cho rằng thị trường giảm đã quay trở lại.

Tiếp nối sóng phục hồi chính là thời điểm mạnh mẽ nhất của chu kỳ tăng được biểu hiện qua con sóng 3 và đây cũng chính là nơi dễ dàng để chúng ta bắt đầu đếm sóng.

Theo sau những nhịp tăng vô cùng mạnh mẽ của sóng 3 thì sóng 4 lúc này sẽ điều chỉnh nhưng nó sẽ rất yếu do ảnh hưởng của sóng 3.

Không mạnh mẽ như sóng 3, nhưng sóng 5 có thể tìm thấy tín hiệu phân kỳ đảo chiều thị trường rất rõ ràng tại con sóng này. Điểm đảo chiều của thị trường sang mô hình 3 sóng hồi là sóng a.

 Sóng b được gọi là Suckers Rally. Đây là điểm chuyên bẫy nhiều người mua vì nhiều người cho rằng sóng a là sóng hồi của xu hướng tăng trước đó và sóng b có xu hướng sẽ tiếp tục đà tăng trước đó nên nhiều người mua vào giao dịch.  

Cuối cùng chính là sóng c và đây cũng chính là phiên bản của sóng số 3 nhưng trong mô hình 3 sóng điều chỉnh.

Nguyên tắc hoạt động của sóng

Mỗi một con sóng diễn ra đều tuân theo các mức tỷ lệ của Fibonacci retracement (thoái lui) và Fibonacci Expansion (bước tiến).

Lý thuyết sóng Elliott có một số quy tắc chính như sau:

Nguyên-tắc-hoạt-động-của-sóng

Nguyên tắc hoạt động của sóng

Lợi ích và hạn chế khi giao dịch

Dù sóng Elliott là một trong những phương pháp nền tảng và có độ chính xác cao trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên ở bất kì một phương pháp nào cũng mang trong mình những lợi ích cũng như các hạn chế riêng và với vị trí là một nhà đầu tư chúng ta cần phải nhận thức được rõ ràng những mặt hạn chế cũng như lợi ích để có được các kết quả giao dịch tốt nhất khi tham gia giao dịch trên thị trường.

 Về lợi ích:

Về hạn chế:

Cách giao dịch theo sóng Elliott

Impulse Waves (Sóng đẩy)

Ở mô hình này, sóng 1, 3, 5 là sóng tăng. Ngược lại sóng 2 và 4 là sóng giảm.

Sóng 1:

Ban đầu giá có hướng đi lên. Một số các nhà đầu tư cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua và họ vào lệnh để giao dịch. Điều này khiến cho giá càng được đẩy lên cao.

Sóng 2:

Sóng 2 có xu hướng điều chỉnh sóng 1 nhưng sẽ không vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tại thời điểm này, một số nhà đầu tư sẽ chốt lời vì cảm nhận giá đã tăng đủ cao. Vô hình chung điều đó khiến giá đi xuống đôi chút nhưng sẽ có một số nhà đầu tư nhận ra đây là thời điểm tốt để vào lệnh thêm.

Sóng 3:

Đây thường là sóng có xu hướng mạnh và dài nhất. Thời điểm đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhiều thông tin tiêu cực vì thế nhiều nhà đầu tư không kịp mua vào. Nhưng xu hướng giá đột ngột tăng trở lại đã thu hút các nhà đầu tư. Điều này khiến giá đột ngột tăng cao hơn. 

Sóng 4:

Với giá tăng nhanh ở sóng 3 khiến nhiều nhà giao dịch cảm thấy đây là thời điểm để chốt lời vì cảm thấy đã đủ lợi nhuận. Bên cạnh đó nhiều nhà đầu tư đã nhận biết được sự xuất hiện và tiềm năng của sóng 5 sắp tới nên tiếp tục chờ khi giá sẽ tăng cao hơn để tiếp tục mua vào.

Sóng 5:

Đây là thời điểm nhộn nhịp nhất thị trường vì những thông tin tích cực tràn lan. Khiến nhiều người lao vào thị trường một cách điên cuồng. Họ bắt đầu mở vị thế mua dẫn đến giá ở thời điểm này trở nên đắt nhất. Mặc khác, với những nhà đầu tư không chuyên nghiệp thường mua vào ở cuối sóng 5. Nhưng giá sẽ nhanh chóng chuyển hướng qua mô hình điều chỉnh (abc).

 

 

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Bài viết trên là thông tin về hai phương pháp giao dịch cơ bản nhưng đã mang lại tỉ lệ hiệu quả khá cao cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Để giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong quá trình giao dịch chúng ta cần nghiên cứu kĩ về hai phương pháp này và vận dụng vào thực tế. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ báo khác để có thể gia tăng về tính chính xác trong việc xác định xu hướng cũng như hướng đi, các chuyển động của giá trong quá trình giao dịch. Đồng thời kết hợp với việc thường xuyên luyện tập để có thể thông thạo, hiểu rõ về các phương pháp và dần có thể tự tạo ra cho bản thân một phương pháp giao dịch phù hợp nhất với “khẩu vị” đầu tư của chính mình.

Và đó cũng là phần kết cho bài viết về “Fibonacci và sóng Elliott” của SCUE. Xin cảm ơn một lần nữa và hẹn gặp độc giả ở những bài viết tiếp theo trong chuỗi bài về PTKT của SCUE nhé!

 

Nguồn tham khảo:

Sách Hướng Dẫn Giao Dịch Theo Sóng Elliott (Visual Guide to Elliott Wave Trading) – Tác giả Wayne Gorman, Jeffrey Kennedy

Sách Phân Tích Kỹ Thuật Từ A Đến Z (Technical Analysis from A to Z) – Tác giả Steven B. Achelis

 

Người tổng hợp: Lưu Sở Ngân

 

 

Thiên nga đen được coi là một hiện tượng xảy ra trong nền kinh tế, có tác động tiêu cực đến nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính. Và đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

82c07f0c96d3ffdf3080a6ec7bb87084

Thiên Nga Đen – Những sự kiện khó có thể dự đoán chính xác

Khái niệm

Thuật ngữ “thiên nga đen” được phổ biến bởi Nassim Nicholas Taleb, một giáo sư tài chính, tác giả và cựu thương nhân Phố Wall. Và hiện tượng “thiên nga đen” được xem như là một sự kiện xảy ra bất ngờ mà ít người có khả năng lường trước được. Đó là một sự kiện không thường xảy ra, nhưng một khi đã xảy ra thì lại mang hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Ví dụ

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã gây ảnh hưởng đến toàn nhân loại bắt nguồn do sự sụp đổ của thị trường nhà đất tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Đây là một sự kiện mà ít ai có thể lường trước được nhưng mang lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Hay “Bong bóng Dotcom” xảy ra vào năm 2001. Trước thời điểm đó, nền kinh tế Mỹ đang trải qua một thời kỳ ổn định và phát triển thế nên chẳng ai có thể ngờ rằng thời cuộc lại diễn biến như thế.

Wall Street

Sự kiện Thiên Nga Đen ảnh hưởng nghiêm trọng đến Phố Wall

Thiên nga đen – sự ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư

Con người thường có xu hướng chủ quan, tự tin thái quá và thậm chí là thờ ơ với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nếu như một nền kinh tế kinh tế đang trải qua một thời kỳ phát triển ổn định thì con người thường quên mất khả năng nó có thể sụp đổ vào ngày mai – điều đó đã gây nên hiện tượng “thiên nga đen”. 

Đồng thời sau khi xảy ra hiện tượng “Thiên nga đen”, những người tham gia thị trường luôn cố gắng dùng hiện tượng “Thiên nga trắng” (những hiện tượng có thể dự đoán trước được) để giải thích nó. Mặc dù đôi khi những hiện tượng đó chẳng liên quan gì đến nhau. Và do đó, ở thời điểm này, nhà đầu tư thường sẽ có một số trường phái tâm lý như sau:

Hậu quả

Một khi con người không làm chủ được tâm lý, cảm xúc của mình trên thị trường chứng khoán thì sẽ mang lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Những tâm lý như thờ ơ với thời cuộc, luôn lạc quan quá mức sẽ dẫn đến những quyết định đầu tư sai lệch. Đối với những nhà đầu tư chỉ giao dịch với số vốn nhỏ thì có thể chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống của họ. Thế nhưng chúng ta cũng đã không ít lần chứng kiến những nhà đầu tư thậm chí bán cả nhà cửa, đất đai, xe cộ,.. để tham gia thị trường chứng khoán với mong muốn kiếm được một mức lợi nhuận khủng. Thậm chí, có một số người lựa chọn cách làm lại cuộc sống ở một thế giới khác. 

Giải pháp

Tuy đây là một hiện tượng khó có thể dự đoán trước nhưng chúng ta vẫn có những biện pháp để giảm thiểu mức rủi ro. Đầu tiên, “không bỏ trứng vào một giỏ”. Đây có lẽ là nguyên tắc mà nhà đầu tư nào cũng nắm rõ. Chúng ta phải đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro hoặc có thể xem xét đến các loại tài sản khác nhau cổ phiếu, trái phiếu, hay một số loại tài sản an toàn hơn như vàng…

Thứ hai, luôn chuẩn bị, lường trước cho một sự kiện “Thiên nga đen” sẽ xảy ra. 

Thứ ba, phải có một thái độ tâm lý vững vàng trước những diễn biến của thị trường. Không nên nóng vội đưa ra những quyết định mà dẫn đến sai lầm trong đầu tư. 

Cuối cùng, đặt ra cho mình các mục tiêu về quản trị rủi ro trong bất kì hoàn cảnh nào. Đúng thật là trong dài hạn, giá cổ phiếu rồi sẽ tăng lên, nhưng chúng ta không biết chính xác được đó là thời điểm nào. Vì thế, chúng ta có thể chấp nhận thua lỗ, và tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác trong thời gian đó.

 

Người viết: Cao Yến Nhi

Tham khảo: 

Hiện tượng “thiên nga đen” là gì?

Lý thuyết thiên nga đen – Wikipedia tiếng Việt

Dotcom và Bong bóng Dotcom (Dotcom Bubble) là gì?

Hiện tượng thiên nga đen (Black Swan) trong nền kinh tế là gì?

 
Khái niệm

Chính phủ: Khẩn trương nâng hạng thị trường chứng khoán

Chỉ số PEG

Chỉ số PEG (Price Earnings to Growth) là chỉ số được tạo nên để miêu tả sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS lên trên tỷ số P/E. 

Đây là chỉ số được ngài Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán thông qua quyển One Up On Wall Street (1989) của mình.

Công thức tính PEG như sau : 

PEG= P/ETốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)

Trong đó : 

Xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập (G)
Dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hoặc EPS trong quá khứ

Để xác định hệ số  G thông qua lịch sử quá khứ tăng trưởng LNST tương đối dài, có thể từ 3-5 năm, hay là một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích là để tránh những biến động trong ngắn hạn khiến LNST hoặc EPS tăng/giảm đột biến. 

Bên cạnh đó áp dụng theo những công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân ( AAGR) hoặc kép (CAGR) – rồi điều chỉnh nó về mức dự phóng hợp lí trong tương lai. Xét cho cùng, tốc độ tăng trưởng tương lai mới là yếu tố quyết định đến chỉ số PEG.

Việc điều chỉnh dựa trên các yếu tố như đặc điểm ngành nghề, tính năng tăng trưởng của sản phẩm, chu kỳ kinh tế, lợi thế cạnh tranh.

Dựa vào kế hoạch kinh doanh được doanh nghiệp công bố

Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

Dựa vào kế hoạch kinh doanh được doanh nghiệp công bố

Dựa vào các báo cáo thường niên hay đại hội đồng cổ đông của các công ty, các ban lãnh đạo sẽ đề ra những kế hoạch, chiến lược trong tương lai. Thông thường, ban lãnh đạo công ty chỉ dự phóng chỉ tiêu LNST. Nếu họ công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, ESOP,… thì đó là căn cứ để bạn dự phóng EPS. 

Tuy nhiên, các con số trong kế hoạch đưa ra là số liệu công ty dự phóng rất thiếu thực tế và thường có phần đẹp hơn so với khả năng của công ty sẽ làm được. Đây là một cách để tạo them kỳ vọng cho giá cổ phiếu trên thị trường.

Vì vậy, không chỉ căn cứ vào các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty, chúng ta cần đánh giá lợi thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết hợp những yếu tố môi trường, chính trị, kinh tế vĩ mô để có những điều chỉnh chỉ số tăng trưởng thu nhập EPS của công ty.

Tham khảo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán

Chúng ta không phải là những chuyên gia phân tích tài chính, vì vậy tham khảo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán (CTCK) là một cách hay để có cái nhìn chuyên sâu về doanh nghiệp.

Các CTCK sẽ dựa vào kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp công bố, sau đó tiến hành phân tích những yếu tố sau:

Sau khi kết hợp những yếu tố phân tích trên, CTCK sẽ điều chỉnh giảm mức dự phóng tăng trưởng LNST (hoặc EPS) so với con số doanh nghiệp công bố. Một số CTCK còn đưa ra chỉ số PEG để bạn tham khảo. Tuy nhiên, cá nhân mỗi người cần có sự chọn lọc, tư duy phản biện giữa các dữ liệu, kiến thức.

Những lưu ý khi dự phóng tăng trưởng của doanh nghiệp

(1) Nếu có thể, hãy thực hiện đầy đủ cả 3 cách trên để đối chiếu giữa kết quả dự phóng của bạn, kết quả của chuyên gia và kỳ vọng của lãnh đạo doanh nghiệp. Nhờ vậy, phép tính chỉ số PEG sẽ ra kết quả hợp lý hơn là chỉ dựa vào một nguồn thông tin.

(2) Hãy cảnh giác với những cổ phiếu có tăng trưởng trong quá khứ quá cao như cổ phiếu đầu cơ và chu kỳ vì chưa chắc trong tương lai cổ phiếu đó duy trì được “phong độ” như vậy.

(3) Tăng trưởng lợi nhuận không phải là yếu tố duy nhất thể hiện hiệu quả kinh doanh. Bạn cần có cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố tài chính của doanh nghiệp để trả lời cho câu hỏi: “tại sao doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng hàng năm nhưng cổ phiếu vẫn xuống giá?”

(4) Dự phóng tăng trưởng thu nhập EPS là điều không hề dễ dàng. Phương án thay thế đơn giản hơn là dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (LNST). Khi làm vậy, bạn phải chấp nhận giả định rằng khối lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ không đổi.

(5) Ngay cả ban lãnh đạo của công ty cũng không thể dự phóng LNST (hoặc EPS) một cách chính xác. Họ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng dựa vào quá khứ/trung bình ngành/dự án mới và cố gắng thực hiện nó một cách tích cực. Ở đây, tôi không nói đến những kẻ sử dụng thủ thuật “book khống”, “dàn trải lợi nhuận” phổ biến trong ngành bất động sản và ngân hàng để “vẽ vời” bức tranh lợi nhuận.

(6) Không nên đặt nặng chuyện phải tìm kiếm số liệu dự phóng LNST (hoặc EPS) “chuẩn” vì dự phóng không đi đôi với chính xác. Hãy suy nghĩ nhiều hơn về triển vọng và kế hoạch của công ty trong tương lai để bạn có thể nắm giữ những khoản đầu tư lâu dài bất chấp biến động của thị trường.

(7) Khi dự phóng tăng trưởng, bạn có thể thêm vào các giá trị vô hình như lợi thế cạnh tranh để làm điểm cộng cho dự phóng.

Mối quan hệ giữa P/E và tốc độ tăng trưởng G 

Thị trường chứng khoán là gì? Có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán không?

Mối quan hệ giữa PE và tốc độ tăng trưởng G

Thông thường, nếu chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng các nhà đầu tư về tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai và chỉ số PEG sẽ giúp xác định được mức độ tin cậy cho giá trị tăng trưởng này.

Điều quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu là chúng ta phải nhìn thấy được tính năng tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Bởi mua cổ phiếu là mua giá trị tương lai, chứ không phải mua giá trị đã xảy ra trong quá khứ.

PE = G có PEG = 1

Khi chỉ số  P/E của doanh nghiệp cũng như tốc độ tăng trưởng kỳ vọng G bằng nhau hay PEG = 1 thì điều này có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu hoàn toàn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng vốn có của nó.

Nói cách khác, sự tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu đã được thị trường định giá đầy đủ theo giá của cổ phiếu. Cổ phiếu đang lưu hành ở giá trị thực của nó.

Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, vì thị giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động như dòng tiền đổ vào TTCK, tin tức nhất thời, tâm lý của nhà đầu tư,… khiến giá cổ phiếu sẽ biến động cao hoặc thấp hơn giá trị thực của nó.

PE > G hay PEG > 1

Chỉ số PEG lớn hơn 1, đồng nghĩa với việc cổ phiếu này đang được định giá quá cao hoặc thị trường đặt kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu này cao hơn với mức tăng trưởng công bố.

Các cổ phiếu tăng trưởng thường có tỉ số PEG lớn hơn một, bởi các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng là có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ổn định vì nhiều lý do khác.

Nếu trong thực tế dài hạn, chỉ số PEG luôn được duy trì >1 thì chúng ta nên xem xét thêm những yếu tố như :

Những cổ phiếu mang yếu tố trên, đặc biệt ngành nghề mang tính đầu cơ và chu kỳ thường có chỉ số PEG > 1 bởi vì các nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Ở thời kỳ “ thăng hoa ” có thể chiếm từ 50% -90% tăng trưởng LNST của  toàn TTCK, trái lại, nền kinh tế bước sang giai đoạn suy thoái thì những cổ phiếu mang tính đầu cơ và chu kỳ sẽ như những “quả bóng xịt”, hậu quả sẽ nghiêm trọng nếu như nhà đầu tư không kịp rút chân.

PE < G hay PEG < 1

Ngược lại nếu chỉ số nhỏ hơn một, đó là một dấu hiệu cho thấy:

Có khả năng cổ phiếu đang bị định giá thấp hoặc là thị trường không kỳ vọng doanh nghiệp có thể đạt được tăng trưởng doanh thu nhập giống như những dự báo mà doanh nghiệp đã đưa ra.

Nếu trong thực tế dài hạn, chỉ số PEG luôn được duy trì <1 thì cổ phiếu nằm trong 2 dạng như sau :

Tổng kết về chỉ số PEG

Khi sử dụng chỉ số PEG để định giá cổ phiếu, bạn nên kết hợp với các thông tin khác để có được một cái nhìn toàn cảnh đầy đủ hơn về bức tranh tiềm năng tăng trưởng của công ty. Qua đó, đánh giá được tổng thể của công ty để giảm thiểu những rủi ro cho bản than và tìm kiếm những cổ phiếu giá trị.

Tài liệu tham khảo:
  1. Chỉ số PEG là gì? Sử dụng chỉ số PEG như thế nào? (https://govalue.vn/chi-so-peg)
  2. Tỷ lệ PEG: Xác định Tỷ lệ Tăng trưởng Thu nhập của Công ty ( https://www.investopedia.com/ask/answers/06/pegratioearningsgrowthrate.asp )
  3. PEG là gì? Cách tính và sử dụng chỉ số PEG trong chứng khoán (https://ftv.com.vn/peg-la-gi)

 

Trên thị trường chứng khoán, thứ giết chết chúng ta là “cảm xúc”

– Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng công ty chứng khoán SSI – 

Khái niệm

Thiên kiến xác nhận (confirmation bias) là hiện tượng tâm lý khi người ta chỉ tìm những thông tin, chi tiết, dữ liệu hỗ trợ cho ý kiến của bản thân và vô thức (hoặc cố ý) bỏ qua những thông tin trái chiều. Thiên kiến này ảnh hưởng đến quyết định của con người ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, và đặc biệt có những tác động rõ ràng đến những quyết định trong môi trường tài chính.

Thiên kiến xác nhận

Thiên kiến xác nhận trong đầu tư chứng khoán là gì ?

Nguyên nhân

Vậy tại sao “thiên kiến xác nhận” tồn tại ? Các chuyên gia đề ra hàng tá nguyên do cho cho hiện tượng tâm lý này nhưng tựu chung (theo tác giả) là do tâm lý “sợ sai” của chúng ta. Con người là sinh vật không thích những sai lầm hoặc ít nhất (theo một cách tiêu cực) là không thích những suy nghĩ rằng mình đang sai. Hơn nữa, việc suy nghĩ chống lại những nhận định của bản thân là khá stressful và ta không có thói quen làm điều đó hằng ngày. Trong một góc nhìn tích cực, thiên kiến xác nhận giúp ta tiết kiệm thời gian và năng lượng khi ra quyết định và tiếp nhận thông tin, vì nó khiến ta bỏ qua hết những “rào cản” và tiến nhanh đến phần quyết định. Đương nhiên, việc bỏ qua những “rào cản” không phải lúc nào cũng tốt, và trong (rất) nhiều trường hợp, khiến ta phải trả giá cực kỳ đắt khi ra những quyết định sai lầm của mình.

Các ví dụ thực tế

Trong tài chính, thiên kiến xác nhận là đặt biệt độc hại khi phân tích đầu tư. Điều oái oăm nhất của thiên kiến này là nó có thể ảnh hưởng tới bất cứ nhà đầu tư nào mặc cho kiến thức của họ thâm sâu tới đâu. Ta cùng xét 2 ví dụ:

Như vậy, đơn thuần kiến thức là không đủ để bảo vệ nhà đầu tư khỏi thiên kiến xác nhận hay việc mắc sai lầm. Thiên kiến xác nhận sẽ luôn biết cách khiến ta phải trả giá đắt trên thị trường tài chính nếu lơ là cảnh giác.

Hậu quả

Hậu quả đầu tiên và cũng là dễ thấy nhất là đó là “mất tiền”. Điều này không quá mức để phải phân tích sâu. Thua lỗ là điều chắc chắn diễn ra trên thị trường. Tuy nhiên, để sống sót trên thị trường tài chính, ta cần hạn chế thua lỗ, và việc cố gắng loại bỏ thiên kiến xác nhận có thể giúp ta làm được điều đó. Và dù mất tiền rất đau đớn, nó chẳng là gì khi so sánh với hậu quả thứ hai. 

Thứ hai, và độc hại hơn rất nhiều đó là sự đóng khung tư tưởng. Thiên kiến xác nhận khiến nhà đầu tư chỉ đi tìm những thông tin xác nhận cho ý kiến, tư tưởng, hay “vùng an toàn” của bản thân. Từ đó khiến họ khó có thể tiếp thu những thông tin, kiến thức mới, hoặc trái chiều. Môi trường đầu tư thay đổi nhanh đến chóng mặt, nhà đầu tư cần có sự linh hoạt trong suy nghĩ và hành động. Sự cứng nhắc trong tư tưởng có thể khiến nhà đầu tư bị đào thải rất nhanh vì áp dụng những phương pháp lỗi thời hay luôn “chậm chân” so với các nhà đầu tư khác. 

Nếu hậu quả đầu tiên chỉ là trong ngắn hạn, thì hậu quả thứ hai, tệ hơn rất nhiều, có thể làm nhà đầu tư thua lỗ trong dài hạn. Vì vậy, việc hạn chế tối đa thiên kiến xác nhận trong phân tích và ra quyết định đầu tư là cấp thiết và sẽ là rất tốt nếu nhà đầu tư có sự tìm hiểu sớm khi bước vào thị trường.

thien kien xac nhan

Hậu quả nếu nhà đầu tư bị “thiên kiến xác nhận” 

Giải pháp

Thiên kiến xác nhận, dù sẽ khá rõ ràng khi ta đánh giá lại quá khứ, lại rất khó để ngăn ngừa khi ra quyết định. Hai giải pháp rất hữu hiệu là tìm đến những ý kiến trái chiều, và liên tục đánh giá lại những phân tích của mình. Như đã nói, “việc suy nghĩ chống lại nhận định của bản thân là khá stressful”, nên hãy chấp nhận rằng đôi lúc ta sẽ mắc sai lầm liên quan đến thiên kiến này. Tuy nhiên, việc vượt qua thiên kiến xác nhận trong đa số các trường hợp đã là rất tuyệt vời và mang lại cho ta rất nhiều lợi ích (trong tài chính là tiền) rồi. Bên cạnh đó, việc học tập cũng là rất quan trọng, và dù thiên kiến xác nhận vẫn có thể tác động đến ta dù kiến thức nhiều đến đâu, nhưng bản thân những kiến thức này cũng cho ta khả năng thẩm định những quyết định của mình, từ đó hạn chế đi những sai lầm.

 

Nhà đầu tư tài ba – Warren Buffett. Ông được xem là “thiên tài” đầu tư của thế giới, là một trùm kinh doanh, một nhà từ thiện, và hiện nay là chủ tịch, CEO, cổ đông lớn nhất của công ty Berkshire Hathaway. Bằng phương pháp đầu tư rất cơ bản, đã được ông áp hàng chục năm qua và cho tới tận bây giờ phương pháp đầu tư này vẫn được ông sử dụng. Phương pháp cơ bản này gồm 4 nguyên tắc chính: Thứ nhất là lĩnh vực kinh doanh phải đơn giản và dễ hiểu. Thứ hai, đội ngũ ban quản lý phải là nòng cốt. Thứ ba, đừng bận tâm những chỉ số khác, hãy tập trung chính vào ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Và cuối cùng là xác định đúng giá trị của doanh nghiệp.

WARREN BUFFETT

“Không nhất thiết làm những việc vĩ đại mới gặt hái được những điều vĩ đại.”

Tiểu sử và cuộc đời của Phù thủy chứng khoán Warren Buffett
Chân dung của tỷ phú Warren Buffett

Chân dung của tỷ phú Warren Buffett

Warren Edward Buffett – sinh ngày 30/08/1930 – tại Hoa Kỳ, là con thứ trong gia đình. Cha ông – Howard Buffett – vị Nghị sĩ Mỹ và đồng thời là một nhà đầu tư chứng khoán.

Vào khoảng những năm 1940, cha Warren Buffett đã một lần dẫn ông đến thăm New York, và đây cũng là sự kiện bước ngoặt, khởi đầu cho mục tiêu vĩ đại của Buffet, đó là sự tận mắt chứng kiến người phục vụ cuộn điếu xì gà với nhiều loại lá thuốc khác nhau, chọn theo ý muốn của vị giao dịch viên – người mà cha Buffet đã dẫn ông đi ăn trưa cùng. Ông đã rất ấn tượng với điếu xì gà làm theo ý người hút này, và chính sự kiện ấy đã giúp Warren Buffett quyết định dành cả đời để kiếm tiền.

Vì có cha là một nhà đầu tư chứng khoán nên ông dễ dàng tiếp cận với chứng khoán rất sớm, những cổ phiếu đầu tiên được ông mua đó là vào năm 11 tuổi. 3 cổ phiếu ấy là từ Cities Service Preferred với giá 38 USD/ cổ. Sự biến động chóng mặt của giá cổ phiếu đã làm cho ông hoang mang và vội bán đi, cho nên chỉ nhận lại một khoản lãi nhỏ. Thời gian sau, sự tăng vọt của giá cổ phiếu đã làm cho ông cảm thấy tiếc nuối vì có thể ông sẽ nhận được khoản lãi lớn hơn, và đây trở thành bài học đầu tiên trong cuộc đời ông về thị trường chứng khoán, và là tiền đề ảnh hưởng đến quyết định đầu tư sau này.

Và cũng chính những sự kiện đầu đời, thăng trầm sau này trong cuộc sống, Warren Buffett đã trở thành “thiên tài” đầu tư của thế giới. Bên cạnh đó, ông còn là một trùm kinh doanh với năng khiếu kinh doanh từ nhỏ, và là một nhà từ thiện, và hiện nay là chủ tịch, CEO, cổ đông lớn nhất của Berkshire Hathaway – Một công ty cổ phần đa quốc gia của trụ sở chính Omaha. Warren Buffett – 1 trong 3 tỷ phú giàu nhất thế giới, còn được mệnh danh là “Huyền thoại đến từ Omaha”, “Hiền tài xứ Omaha” hay “Nhà tiên tri Omaha” với những triết lý kinh doanh đúng đắn cùng những câu nói để đời như

“Đừng ngần ngại chào giá thật cao khi bán, hay chào giá thật thấp khi mua.”

“Tránh rắc rối dễ hơn là thoát khỏi rắc rối.”

“Wall Street là nơi duy nhất có những người lái Rolls-Royce đến xin ý kiến của những người đi xe điện ngầm.”

hay phổ biến hơn là “Không nhất thiết làm những việc vĩ đại mới gặt hái được những điều vĩ đại.”

 
Câu nói nổi tiếng của Warren Buffett

Câu nói nổi tiếng của Warren Buffett

 Những thành tựu của ông

Warren Buffett được mệnh danh là “Huyền thoại đến từ Omaha” hay “hiền tài xứ Omaha” nhờ những triết lý kinh doanh đúng đắn cùng lối sống giản dị đến bất ngờ. Đồng thời, ông cũng nổi danh là một nhà từ thiện lớn khi đã tặng 99% giá trị tài sản của mình cho hoạt động của Hội Gates do Tỷ phú Bill Gates sáng lập.

Từ 1951 – 1956, ông Warren làm nhân viên kinh doanh mảng đầu tư cho công ty Buffett-Falk & Co ở Omaha, sau đó ổng chuyển sang công việc chuyên viên phân tích chứng khoán cho công ty Graham-Newman Corp ở New York. Từ năm 20 tuổi, ông đã tích lũy được cho riêng mình số tiền tiết kiệm trị giá gần 10.000 USD.

Năm 1957, Warren đã điều hành 3 công ty, mua được nhà trị giá lên đến 31.500 USD. Đó cũng chính là ngôi nhà mà ông vẫn ở hằng ngày cho đến hiện tại.

Năm 1959, tổng số công ty mà ông điều hành và quản lý lên đến 7 bao gồm: Buffett Associates, Buffett Fund, Dacee, Emdee, Glenoff, Mo-Buff and Underwood. Sau đó, ông sáp nhập các công ty có quan hệ đối tác vào thành một, bắt đầu hành trình đầu tư vào công ty dệt may có tên là Berkshire Hathaway.

Đến nay 1960, ông tiến hành mua cổ phần và nắm quyền điều hành công ty Berkshire Hathaway. Vào thời điểm cuối những năm 1960, Warren tiến hành chuyển đổi lĩnh vực hoạt động của công ty từ dệt may sang bảo hiểm. Đến năm 1985, nhà máy dệt may cuối cùng của Berkshire Hathaway đã bị bán tháo. Sau đó doanh nghiệp này đã mua cổ phần của  Salomon Inc, và đến năm 1991,  Buffett tiếp nhận vị trí chủ tịch của Salomon Inc. 

Năm 1988, ông tiếp tục mua cổ phiếu trong Công ty Coca-Cola với hơn 1,02 tỷ USD cho 7% cổ phần.

Năm 1999, Warren Buffett nằm trong danh sách những nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỷ 20 do hãng Carson bầu chọn. .

Vào tháng 6/2006, Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sẽ trao 85% cổ phần tại Berkshire Hathaway của mình để đóng góp cho Quỹ Bill và Melinda Gates. Năm 2007, ông được tạp chí Time đưa vào danh sách “100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới”

Ông trở thành người giàu nhất thế giới năm 2008 với tổng tài sản ròng ước tính trị giá 62 tỷ đô la theo công bố của Forbes, vượt qua Bill Gates, người đứng số 1 trong danh sách của Forbes trong 13 năm qua. Năm sau, Gates lấy lại vị trí đầu tiên và Buffett chuyển đến vị trí thứ hai.

Ông vinh dự được cựu Tổng thống Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do vào năm 2011. Bên cạnh đó, ông cũng lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Ông được coi là nhà đầu tư thành công nhất thế kỷ 20. Cùng với những hoạt động đầu tư, kinh doanh, Warren còn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi hàng loạt hoạt động từ thiện của mình.

Lời khuyên quý giá của Warren Buffet

Lời khuyên quý giá của Warren Buffett

 Phong cách đầu tư của tỷ phú lừng danh Warren Buffett

Tại sao Warren Buffett trở thành nhà đầu tư xuất sắc nhất trong lịch sử? Warren Buffett có cách đầu tư rất riêng, ông không tìm kiếm những lợi nhuận trước mắt mà trung thành với việc đạt được những lợi ích dài hạn. Ông được cho rằng là một trong những số ít nhà đầu nắm giữ cổ phiếu lâu nhất kể từ khi Warren Buffett tham gia vào thị trường chứng khoán, Buffett đã nắm giữ cổ phiếu của những tập đoàn toàn cầu như Coca-Cola, Washington Post, American Express trong hàng chục năm. Warren Buffett từng nói về cách đầu tư của mình như sau: “Tôi mua cổ phiếu với giả định rằng nó sẽ đóng băng vào ngày mai và chỉ mở cửa lại sau 5 năm nữa”. Ông không kiếm lợi nhuận bằng cách mua bán cổ phiếu ngắn hạn như các nhà đầu cơ trong ngày, ông tính toán những kịch bản sẽ xảy ra 5 năm sau, nói đúng hơn là 10 năm, 20 năm sau khi đầu tư. Phải nói rằng, Warren Buffett được xem là bậc thầy của nhà đầu tư dài hạn.

Phương pháp đầu tư của Warren Buffett rất cơ bản, đã được ông áp hàng chục năm qua và cho tới tận bây giờ phương pháp đầu tư này vẫn được ông sử dụng. Phương pháp đầu tư của ông bao gồm 4 nguyên tắc chính:

Nguyên tắc 1: Một lĩnh vực kinh doanh đơn giản và dễ hiểu.

Theo quan điểm của Buffett, thành công tài chính của các nhà đầu tư có mối quan hệ mật thiết với trình độ hiểu biết của họ. Sự hiểu biết là một đặc điểm khác biệt để có thể phân biệt được những nhà đầu tư có định hướng kinh doanh hay những nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán và tin rằng nó sẽ luôn đem lợi nhuận về cho mình. Cần nên biết chọn lĩnh vực và đầu tư phù hợp, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ chỉ thành công trong lĩnh vực phù hợp với họ, ngay cả khi đó là Warren Buffett. Thật vậy, Buffett sau nhiều lần thua lỗ do thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ông đúc kết được rằng việc trung thành với lĩnh vực mà bản thân am hiểu nhất sẽ đem về cho ta những lợi nhuận khổng lồ nhất.

Không phải vô tình mà mọi nhà đầu tư thành công đều thu hẹp phạm vi quan tâm của mình mà chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mà mình có khả năng thành công cao. Theo lời Warren Buffett thì: “Điều quan trọng nhất về phạm vi năng lực của bản thân không phải là lĩnh vực ấy rộng như thế nào, mà là bạn nhận định chu vi của nó chính xác đến mức nào”. Trên thực tế, khi quan sát thế giới đầu tư thông qua lăng kính các tiêu chuẩn đầu tư của mình, ông chỉ nhìn thấy những vụ đầu tư mà ông có thể hiểu biết hiểu biết cặn kẽ và cảm thấy tự tin nhất.

Nguyên tắc 2: Đội ngũ ban quản lý phải là nòng cốt.

Khi chuẩn bị đầu tư hay mua lại một thương vụ nào đó, Buffett rất cân nhắc trong việc xem xét kỹ ban quản lý của các công ty mà ông đang quan tâm. Cụ thể ông quan tâm đến những điều sau: Quản lý có hợp lý? Ban quản lý có công bằng với các cổ đông không? Ban quản lý có chống lại được tính cưỡng chế của tổ chức không?

Sự hợp lý: Buffett tin tưởng rằng hành vi quản lý quan trọng nhất là phân bố hợp lý các nguồn vốn của công ty; đây được xem là hành vi quan trọng nhất bởi vì theo gian, sự phân bố nguồn vốn quyết định giá trị cổ phiếu công ty.

Tính cưỡng chế tổ chức: Ông cho rằng có một thế lực vô hình nào đó tác động đến sự khôn ngoan và lòng tín nhiệm của ban quản lý bằng cách đối mặt với các sai lầm và cả việc tác động vào nguồn vốn của công ty. Thế lực đó được Buffett gọi là “institutional imperative” cưỡng chế tổ chức. (cưỡng chế tổ chức là khuynh hướng trong đó các nhà quản lý bắt chước hành vi của những nhà quản lý khác mà không cần biết rằng hành vi đó có thể ngu ngốc hoặc bất hợp lý như thế nào).

Nguyên tắc 3: Tập trung chính vào ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – thay vì là lợi nhuận trên một cổ phiếu.

Khác với các nhà đầu tư khác khi dựa vào lợi nhuận trên một cổ phiếu để xem xét một doanh nghiệp, Warren Buffett cho rằng lợi nhuận trên cổ phiếu là một bức màn mờ ảo. Do hầu hết các công ty đều giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận của năm trước đó để tăng vốn cổ phần cơ bản, nên ông không mấy thích thú về phần chỉ số này.

Để đánh giá một mức lợi nhuận thường niên của một công ty, Buffett vẫn tin dùng mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Mặc dù để sử dụng tỉ lệ này, ta cần phải điều chỉnh. Đầu tiên, tất cả các chứng khoán có thể chào bán nên được định giá theo chi phí, không phải là theo giá trị thị trường, bởi vì các giá trị trên thị trường chứng khoán nói chung gây ảnh hưởng lớn tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của cổ đông đối với một công ty nói riêng. Thứ hai, ta phải kiểm soát ảnh hưởng của những nhân tố bất thường có thể có trong tử số của tỉ lệ này. Ngoài ra, Buffett tin tưởng rằng một công ty nên đạt được lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tốt khi công ty không vay nợ hoặc vay nợ rất ít.

Nguyên tắc 4: Xác định đúng giá trị của doanh nghiệp.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp được Buffett dựa vào hệ thống của John Burr Williams, hệ thống này đã tồn tại hơn 60 năm và được cho là chính xác nhất với công thức chiết khấu cổ tức trong cuốn sách “Lý thuyết giá trị đầu tư” của Williams. Buffett khẳng định giá trị doanh nghiệp là tổng các luồng tiền mặt dự đoán sẽ thu được trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, đã được chiết khấu bởi tỷ lệ lãi suất hợp lý.

Ông xem đây là tiêu chuẩn thích hợp để đánh giá các loại hình đầu tư khác nhau như: cổ phiếu thường, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty,…

Tính toán giá trị hiện tại của doanh nghiệp nghĩa là dự đoán tổng lợi nhuận doanh nghiệp đó thu được trong suốt quá trình hoạt động, rồi sau đó trừ đi tổng thu nhập tại thời điểm hiện tại.

“ Để định giá chính xác doanh nghiệp, bạn nên nắm rõ tất cả các luồng tiền sẽ được phân bố chính xác nhất từ bây giờ đến một ngày cụ thể trong tương lai và chiết khấu chúng về hiện tại với một tỷ lệ lãi suất thích hợp. Mức độ chắc chắn của bạn khi dự đoán sự di chuyển của các luồng tiền mặt là một phần của phương trình. Một vài doanh nghiệp dễ dự đoán hơn các doanh nghiệp khác. Nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm đến những doanh nghiệp có thể dự đoán”.

                                                                        -Warren Buffett-

 

Tổng hợp: Nhựt Cường, Minh Quân, Thanh Thảo

 

Nến Nhật cung cấp tín hiệu đảo chiều thị trường sớm hơn. Đồ thị nến thường cho tín hiệu đảo chiều trước các chỉ báo truyền thống trên đồ thị thanh hoặc đồ thị P&F. Điều này giúp bạn mở và đóng vị thế với thời điểm chính xác hơn với áp lực nào đang làm chủ xu hướng (đặc điểm độc nhất của đồ thị nến có thể cung cấp).

KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO CỦA NẾN NHẬT

KHÁI NIỆM

Nến Nhật, còn được gọi là mô hình nến Nhật, được dùng để mô tả chuyển động giá của các loại tài sản.

Đây là phương pháp được sáng tạo bởi các thương gia gạo người Nhật từ nhiều thế kỷ trước nhưng cho đến năm 1989, một nhà phân tích – Steve Nison đã lần đầu phổ biến rộng rộng rãi đến phương Tây. Kể từ đó, phương pháp nến Nhật không chỉ chính thức thống trị thị trường mà còn là nền tảng cho các nghiên cứu phương Tây.

CẤU TẠO

Cấu-tạo-nến-nhật

Mô hình nến Nhật cơ bản

Cấu tạo của nến Nhật gồm có: thân nến (hay còn gọi là râu nến) và bóng nến:

Nếu giá đóng cửa bằng giá mở cửa, thân nến sẽ có dạng một đường ngang được gọi là nến Doji, chúng ta cũng sẽ nghiên cứu kỹ ở các phần sau.

Trong phiên giao dịch có thể không xuất hiện bóng nến, nhưng bắt buộc phải có thân nến. Nếu giá đóng cửa trùng với giá cao nhất sẽ không có bóng nến phía trên gọi là nến Cạo đầu. Ngược lại nếu giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất sẽ không có bóng nến phía dưới gọi là nến Cạo đáy.

TẠI SAO KỸ THUẬT ĐỒ THỊ NẾN NHẬT LẠI THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý CỦA NHÀ ĐẦU TƯ? 

Trước tiên đó là sự dễ hiểu. Ai cũng có thể dễ dàng tiếp thu được sức mạnh của đồ thị nến. Tuy nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng sự đơn giản của công cụ này. Sức mạnh phân tích về thị trường của chúng là vô cùng kinh ngạc.

Thứ hai, nó cung cấp tín hiệu đảo chiều thị trường sớm hơn. Đồ thị nến thường cho tín hiệu đảo chiều trước các chỉ báo truyền thống trên đồ thị thanh hoặc đồ thị P&F. Điều này giúp bạn mở và đóng vị thế với thời điểm chính xác hơn với áp lực nào đang làm chủ xu hướng (đặc điểm độc nhất của đồ thị nến có thể cung cấp).

Cuối cùng, có thể mở rộng phân tích. Đồ thị nến mang tính chất vô cùng linh hoạt. Do đó, chúng có thể kết hợp với bất kỳ đồ thị phương Tây nào. Việc phối hợp phân tích Đông – Tây sẽ cho bạn lợi thế hơn so với những ai chỉ sử dụng đơn thuần 1 kỹ thuật và mạng lại sự hiệu quả trong phân tích của bạn với những thông tin trực quan, nhanh chóng.

CÁC MẪU HÌNH NẾN NHẬT ĐIỂN HÌNH

Mẫu hình nến là yếu tố cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần biết khi phân tích độ thị nến Nhật. Tuy dùng từ “cơ bản”, nhưng nếu thông thạo tốt các mẫu hình liệt kê sau đây, nhà đầu tư hoàn toàn có thể phân tích những gì đang diễn ra với giá cổ phiếu mà không cần một chỉ báo nào khác. Về bản chất, đằng sau một mẫu hình nến luôn ẩn chứa các yếu tố liên quan đến diễn biến tâm lý trên thị trường, nhờ vậy mà ta có thể dự đoán hướng đi của giá, hay độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại. Có 4 loại mẫu hình nến chính:

MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU (Reversal Pattern)

Cái tên “đảo chiều” có thể khiến nhiều người nhầm lẫn. Khi nhắc đến “đảo chiều”, người ta thường nghĩ đến sự thay đổi của một xu hướng lớn từ tăng sang giảm (hoặc ngược lại). Tuy nhiên, “đảo chiều” ở đây có thể chỉ là một sự dừng lại của xu hướng trước đó. Ví dụ như trong xu hướng tăng, giá có thể điều chỉnh giảm nhẹ rồi tăng tiếp (sự xuất hiện của mẫu hình đảo chiều), thay vì chuyển hẳn sang xu hướng giảm.

NẾN BÚA (HAMMER) VÀ NGƯỜI TREO CỔ (HANGING MAN)

Hammer-Hangingman

Mô hình nến Hammer và Hanging Man

Nến búa và nến người treo cổ là hai mẫu hình nến có cấu tạo giống nhau (cấu tạo “nến cây dù”) nhưng xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau. Theo đó, nến cây dù có thân nến nằm ở phía trên của biên độ dao động; bóng nến dưới phải ít nhất gấp đôi thân nến; màu thân nến không quan trọng.

Nến búa thường xuất hiện trong cú đảo chiều xu hướng giảm và ngược lại nến người treo cổ xuất hiện sự đảo chiều xu hướng tăng.

Để trực quan hơn hãy tưởng tượng nến búa như một cây búa giáng vào xu hướng giảm; còn nến người treo cổ thì như những người mua ở cây nến này bị treo trên cao và phải bán tháo.

Theo Steve Nison, nến người treo cổ cần một sự xác nhận (thanh nến sau đó đóng cửa dưới thân nến người treo cổ) còn nến búa thì không. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tác giả, vào lệnh với đơn thuần nến búa là khá rủi ro, nên hãy kiểm định thêm thông tin thông qua chỉ báo kỹ thuật hay đợi thêm thông tin từ các nến sau.

MẪU HÌNH NHẤN CHÌM TĂNG (BULLISH ENGULFING) & NHẤN CHÌM GIẢM (BEARISH ENGULFING)

Engulfing

Mô hình nến Bullish Engulfing và Bearish Engulfing

Mẫu hình nhấn chìm tăng và nhấn chìm giảm đối lập nhau cả về cấu tạo và thời điểm xuất hiện. Điều này còn xuất hiện ở nhiều cặp mẫu hình khác cho thấy sự tương phản thú vị trong các mẫu hình nến Nhật.

Mẫu hình nhấn chìm tăng gồm một thanh nến giảm có thân bị “nhấn chìm” hoàn toàn bởi thân thanh nến tăng sau đó (chú ý: chỉ cần phần “thân” bị che lấp là đủ), và là sự đảo chiều xu hướng giảm. Ngược lại, mẫu hình nhấn chìm giảm gồm một thanh nến tăng có thân bị che lấp hoàn toàn bởi thân thanh nến giảm sau đó, và là sự đảo chiều của một xu hướng tăng.

Điểm thấp nhất của mẫu hình nhấn chìm tăng có thể được xem như một hỗ trợ và điểm cao nhất của mẫu hình nhấn chìm giảm có thể được xem như một kháng cự.

Một điểm cần chú ý là xu hướng trước đó diễn ra càng nhanh và đột ngột thì thì hiệu ứng của mẫu hình nhấn chìm là càng lớn.

MẪU HÌNH MÂY ĐEN BAO PHỦ & XUYÊN THẤU

Giống như hai mẫu hình nhấn chìm, mây đen bao phủ và xuyên thấu đối lập nhau hoàn toàn về cấu tạo cũng như thời điểm xuất hiện. Đặc biệt, có thể xem mây đen bao phủ và xuyên thấu như phiên bản yếu hơn của hai mẫu hình nhấn chìm. Vì sao lại như vậy? Ta hãy cùng xem xét chi tiết hơn nhé:

Dark-Cloud-Cover

Mô hình nến Xuyên thấu và mô hình Mây đen bao phủ

Mây đen bao phủ đóng góp cho sự đảo chiều xu hướng tăng, với cấu tạo gồm một thanh nến tăng mạnh nhưng theo sau là một thanh nến giảm mạnh xâm lấn vào thanh nến trước đó. Ngược lại, mẫu hình xuyên thấu gồm một thanh nến giảm mạnh theo sau bởi một thanh nến tăng mạnh xâm lấn vào thanh nến trước đó. 

Chú ý: Thanh nến sau cần xâm lấn ít nhất 50% vào thanh nến trước. Vì chỉ xâm lấn mà không “nhấn chìm”, nên tín hiệu của hai mẫu hình này cũng yếu hơn mẫu hình nhấn chìm (độ tin cậy thấp hơn). Theo ngôn ngữ kỹ thuật mà nói, sự xâm lấn là do sức mạnh tồn đọng của xu hướng trước đó, làm cho giá không thể tạo ra “mẫu hình nhấn chìm”.

MẪU HÌNH SAO

NẾN SAO

Nến sao là một thanh nến thân nhỏ tạo khoảng trống giá so với thanh nến trước đó (chúng ta sẽ tìm hiểu về khoảng trống giá ở phần sau). Màu của thanh nến không quan trọng.

Nếu nến sao là một Doji thì ta sẽ gọi nó là một nến sao Doji.

Thân nến nhỏ của nến sao thể hiện sự giằng co giữa phe mua và phe bán. Sự xuất hiện của nến sao trong một xu hướng có thể báo hiệu cho chúng ta về sự đảo chiều trong tương lai.

MẪU HÌNH SAO MAI (MORNING STAR) & SAO HÔM (EVENING STAR) VÀ PHIÊN BẢN SAO DOJI CỦA CHÚNG

Morning-star

MẪU HÌNH SAO MAI & SAO HÔM VÀ PHIÊN BẢN SAO DOJI CỦA CHÚNG

Tác giả gộp chung các cặp mẫu hình này lại vì trên thực tế, tác động của việc đổi nến sao thành nến sao Doji trong trường hợp này không ảnh hưởng đến phân tích của ta.

Mẫu hình sao mai và sao mai Doji báo hiệu đảo chiều tăng giá. Ngược lại mẫu hình sao hôm và sao hôm Doji báo hiệu đảo chiều giảm giá.

Về cấu tạo, giá đóng cửa nến thứ nhất và nến thứ hai phải cách xa nhau, tương tự với nến thứ hai và nến thứ ba. Thân nến thứ ba cần đóng cửa sâu và thân nến đầu tiên.

Chú ý: Yếu tố lưỡng lự ở thanh nến thứ hai là điều cần lưu tâm nhất ở đây (vì nó tạo thành nguyên nhân cho sự đảo chiều xu hướng). Đừng quá giáo điều khi phân tích kỹ thuật, nếu bạn thấy thanh nến thứ hai có chạm một tí vào hai thanh nến còn lại thì nó vẫn được xem như là các mẫu hình ta vừa tìm hiểu ở trên.

MẪU HÌNH SAO BĂNG & NẾN BÚA ĐẢO NGƯỢC

nến-sao-băng

Mẫu hình nến Sao băng và nến Búa đảo ngược

 

Tương tự như nến búa và nến người treo cổ, nến sao băng và nến búa đảo ngược có cùng cấu tạo nhưng xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau.

Đúng như cái tên của nó nến búa ngược (hay nến sao băng) có cấu tạo như một thanh nến búa và được lật ngược lại (có thể xem lại nến búa để có cái nhìn kĩ hơn).

Nến sao băng xuất hiện ở đỉnh và báo hiệu cho sự kết thúc xu hướng tăng, ngược lại với nến búa đảo ngược, báo hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng giảm.

Theo Steve Nison, nến búa ngược cần một sự xác nhận (một thanh nến tăng đóng cửa trên thân của nó), còn nến sao băng thì không.

MỘT SỐ MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU KHÁC

Sở dĩ các mẫu hình sau đây được xếp riêng ra vì tín hiệu đảo chiều của chúng yếu hơn so với các mẫu hình được liệt kê ở trên (dù không phải lúc nào cũng như thế). Trên thực tế, các mẫu hình này vẫn rất hữu dụng đối với việc phân tích, chỉ là ta cần cẩn trọng hơn mà thôi.

MẪU HÌNH HARAMI

harami

Mẫu hình Bullish Harami và Bearish Harami

Mẫu hình Harami gồm một nến thân rộng theo sau bởi một nến con quay (nến có thân nến nhỏ).

Mẫu hình Harami được xem là tăng giá hay giảm giá là phụ thuộc vào thanh nến thân rộng đầu tiên. Nếu nến đầu là thanh nến giảm giá, ta được mẫu hình Harami tăng giá (Bullish Harami); và ngược lại ta sẽ được mẫu hình Harami giảm giá (Bearish Harami).

Màu của thanh nến thứ hai là không quan trọng. Đặc biệt, nến thay nến con quay thành nến Doji ta sẽ được mẫu hình Harami chữ thập, và mang tín hiệu đảo chiều mạnh hơn.

Harami-cross

Chú ý: Nếu có nhiều thanh nến thân nhỏ theo sau mẫu hình Harami, điều này báo hiệu sự biến chuyển xu hướng từ mạnh sang trung tính.

MẪU HÌNH ĐỈNH NHÍP (TWEEZER TOP)  & ĐÁY NHÍP (TWEEZER BOTTOM)

tweezer

Mẫu hình Đỉnh nhíp và Đáy nhíp

Mẫu hình đỉnh nhíp gồm hai hoặc nhiều thanh nến có cùng mức cao nhất, còn mẫu hình đáy nhíp gồm hai hoặc nhiều thanh nến có cùng mức thấp nhất.

Mức cao nhất của mẫu hình đỉnh nhíp có thể được xem là kháng cự, còn mức thấp nhất của mẫu hình đáy nhíp có thể được xem là một hỗ trợ.

Theo kinh nghiệm của tác giả, những kháng cự, hỗ trợ vừa nêu có tác động khá ngắn (trừ khi mẫu hình xuất hiện ở những vùng quan trọng).

MẪU HÌNH BA CHÀNG LÍNH TRẮNG & BA CON QUẠ

3-sodiers

Mẫu hình 3 Chàng lính trắng

three-black-crows

Mẫu hình 3 con quạ

Mẫu hình ba chàng lính trắng gồm ba thanh nến tăng đều đặn với giá mở cửa nằm trong hoặc gần thân nến trước. Tương tự với mẫu hình ba con quạ, nhưng ở đây là ba thanh nến giảm.

Mẫu hình ba chàng lính trắng xuất hiện ở vùng giá thấp và mẫu hình ba con quạ xuất hiện ở vùng giá cao.

Yếu tố then chốt nằm ở việc các nến có thân nến rộng và đều, nếu không mẫu hình là không hợp lệ.

MẪU HÌNH PHẢN CÔNG

CounterAttact

Mẫu hình phản công

Mẫu hình phản công gồm hai thanh nến có màu ngược nhau nhưng có cùng giá đóng cửa.

Mẫu hình phản công tăng báo hiệu đảo chiều đáy, ngược lại với mẫu hình phản công giảm.

Có thể so sánh mẫu hình phản công tăng như một phiên bản yếu hơn của mẫu hình xuyên thấu vì giá của thanh nến thứ hai không xâm lấn được vào thanh nến đầu tiên. Tương với mẫu hình phản công giảm và mây đen bao phủ.

MẪU HÌNH TIẾP DIỄN

CỬA SỔ (WINDOW)

Người Nhật gọi Khoảng trống (Gap) trong kỹ thuật phương Tây là cửa sổ. Có 2 loại cửa sổ:

windows

Mẫu hình cửa sổ tăng

windows-fall

Mẫu hình cửa sổ giảm

Cửa sổ là tín hiệu tiếp diễn. Khi một cửa sổ tăng xuất hiện, ta nên canh mua khi giá điều chỉnh, còn với Cửa sổ giảm, ta sẽ bán khi giá hồi lại.

Cửa sổ có thể trở thành vùng hỗ trợ và kháng cự:

Trong những trường hợp có Cửa sổ tương đối lớn, hãy nhớ rằng vùng hỗ trợ then chốt của một cửa sổ của một Cửa sổ tăng là đáy Cửa sổ. Còn với Cửa sổ giảm, vùng kháng cự chính yếu là đỉnh Cửa sổ.

TASUKI

Tasuki là sự kết hợp của cặp nến tạo khoảng trống tăng giá hoặc giảm giá. Hai loại mẫu hình Tasuki hiếm khi xuất hiện.

tasuki-gap

Mẫu hình Tasuki

Đặc điểm:

Tuy nhiên, tất cả những gì ta cần nhớ chỉ là Cửa sổ đã xuất hiện:

Cửa sổ tăng: Giá đóng cửa (Nến đen xuất hiện sau nến trắng trong mẫu hình Tasuki) dưới hỗ trợ là đáy của Cửa sổ tăng sẽ chuyển sang xu hướng giảm.

Cửa sổ giảm: Giá đóng cửa (Nến trắng xuất hiện sau nến đen trong mẫu hình Tasuki) trên kháng cự là đỉnh của Cửa sổ giảm sẽ vô hiệu hóa các tín hiệu tiêu cực trước đó.

KHOẢNG TRỐNG GIÁ CAO (HIGH – PRICE GAPPING PLAY) VÀ KHOẢNG TRỐNG GIÁ THẤP (LOW – PRICE GAPPING PLAY)

Sau một nhịp tăng mạnh, thị trường tích lũy để củng cố mức tăng với một loạt các thân nến nhỏ. Chuỗi nến thân nhỏ sau phiên tăng mạnh cho ta biết thị trường đang do dự, chuyển xu hướng từ tăng sang trung tính.

Một Cửa sổ tăng từ những thân nhỏ này là tín hiệu tích cực. Đây là mẫu hình Khoảng trống giá cao.

gap-tăng

Mẫu hình Khoảng trống giá cao

Một Cửa số giảm từ những thân nhỏ này là tín hiệu tiêu cực. Đây là mẫu hình Khoảng trống giá thấp.

gap-giảm

Mẫu hình Khoảng trống giá thấp

KHOẢNG TRỐNG CẶP NẾN TRẮNG (GAPPING SIDE – BY – SIDE WHITE LINES)

Trong một xu hướng tăng, một nến trắng tạo khoảng trống tăng, tiếp theo sau là một nến trắng có kích thước tương tự và mở cửa ở mức như nhau là một mẫu hình tiếp diễn tích cực, gọi là Khoảng trống tăng giá cặp nến trắng.

Khoảng trống giảm với cặp nến trắng thì hiếm gặp hơn. Dù có cặp nến trắng, đây vẫn được xem là tín hiệu tiêu cực vì có Cửa sổ giảm.

Tuy nhiên, việc ghi nhớ nến nào hình thành Khoảng trống cặp nến trắng không phải là chính yếu mà vẫn quan trọng là ở Các cửa sổ tăng và giảm trong mẫu hình.

MẪU HÌNH BA BƯỚC TĂNG GIÁ VÀ BA BƯỚC GIẢM GIÁ (RISING AND FALLING THREE METHODS)

Mẫu hình Ba bước tăng giá (tích cực) và mẫu hình Ba bước giảm giá (tiêu cực) đều là mẫu hình tiếp diễn. Tức là xu hướng trước Ba bước tăng giá sẽ tiếp tục tích cực đi lên khi mẫu hình hoàn thành và xu hướng giảm tiêu cực sẽ giữ nguyên sau mẫu hình Ba bước giảm giá.

Đặc điểm:

+ Mẫu hình Ba bước tăng giá:

Rising-Three-Methods-_1_

Mẫu hình Ba bước tăng giá

+ Mẫu hình Ba bước giảm giá:

Falling-Three-Method

Mẫu hình Ba bước giảm giá

Hạn chế: Thách thức mẫu hình này là yếu tố rủi ro/lợi nhuận. Khi mẫu hình hoàn thành, cổ phiếu đã chạy xa điểm mua tốt nhất (Ba bước tăng giá) hoặc là điểm thoát vị thế hoàn hảo (Ba bước giảm giá). Vì thế, bạn cần phải cân nhắc lợi nhuận tiềm năng và rủi ro có thể gánh chịu đối với cổ phiếu để đưa ra quyết định sớm và chính xác.

Khối lượng: Đây là điều củng cố hoàn hảo trong mẫu hình này khi nến đầu và nến cuối, tức nến trắng (đen) thân dài có khối lượng mạnh nhất trong các phiên tạo mẫu hình.

MẪU HÌNH PHÂN TÁCH (SEPARATING LINE)

Mẫu hình Phân tách mang cây nến sau có cùng mức giá mở cửa với cây nến màu đối nghịch trước đó. Đây là một mẫu hình tiếp diễn.

Trong giai đoạn thị trường tăng, một nến thân đen sẽ khiến phe mua lo ngại. Tuy nhiên, nếu khoảng trống lúc mở cửa của ngày hôm sau tăng đủ lớn để giá mở cửa bằng với giá mở cửa của phiên nến đen trước, cho thấy phe bán đã mất quyền kiểm soát thị trường, nhất là khi phiên đóng lại tạo nến trắng. Lý tưởng nhất, nến trắng là một nến Thắt lưng (nghĩa là mở cửa ở mức giá thấp nhất trong phiên và đóng cửa tại hay gần mức cao nhất trong phiên).

separatinglines

Mẫu hình Phân tách

Trong giai đoạn thị trường giảm, điều ngược lại cũng sẽ đúng với mẫu hình phân tách giảm.

TÁC DỤNG CỦA NẾN DOJI

Khái quát

Doji là tín hiệu cho biết xu hướng có thể trong quá trình thay đổi. Cụ thể, là Doji trong các đợt tăng (nến Doji Bắc) và Doji trong các đợt giảm (nến Doji Nam).

Đặc điểm: Nến Doji có cùng giá mở cửa và đóng cửa để thể hiện sự giằng co gay gắt giữa phe mua và phe bán. Tuy nhiên, điều này vẫn có sự linh hoạt. Nếu giá mở cửa và giá đóng cửa chỉ lệch nhau một vài đơn vị, đây vẫn có thể được xem là Doji.

nen-doji-la-gi-1024x714

Nến Doji

 

Lợi ích: Doji được đánh giá cao về khả năng báo hiệu định thị trường, đặc biệt đứng sau một nến trắng thân dài sau một xu hướng tăng. Đó là vì Doji đại diện cho sự LƯỠNG LỰ, điều mà sẽ khiến bên mua sẽ không duy trì được xu hướng tăng và thị trường có thể đã kiệt sức. Khả năng đổi chiều tăng lên nếu:

Hạn chế: Trong một nhịp giảm, sự xuất hiện của Doji không mang nhiều giá trị và xu hướng vẫn có thể giảm tiếp tục. Vì vậy, đề báo hiệu đáy, Doji cần nhiều tín hiệu xác nhận hơn.

Nhắc nhở: Vị trí Doji xuất hiện trong mối tương quan với xu hướng trước đó chiếm vài quan trọng rất lớn. Vì trước đó xuất hiện xu hướng (tăng hoặc giảm) thì nến Doji mới phát huy tác dụng được sự đảo chiều. Điều này nghĩa là Doji ít mang tính dự báo trong một thị trường đi ngang vì chẳng có xu hướng nào để đảo chiều. Tuy nhiên, đối với ngoại lệ này, Doji đôi khi vẫn có thể là hiệu hữu ích khi chúng xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của vùng đi ngang này. Cụ thể, nó sẽ đang xác nhận kháng cự hoặc hỗ trợ của vùng hộp đi ngang.

Các loại nến Doji đặc trưng

Nến Doji chân dài (Người xích lô)

long-leg-dofi

Nến Doji chân dài

Nến có bóng nến trên và dưới dài, không có thân nến thì được gọi là Doji chân dài (hoặc có biệt danh là Người xích lô). Các bóng nến dài cho thấy “thị trường đã mất phương hướng” với cả 2 bên phe mua và phe bán đã không ai có thể giành được quyền kiểm soát trong phiên dù đã rất cố gắng. Vì thế, một Doji chân dài là tín hiệu thị trường đang tách rời khỏi xu hướng.

Doji bia mộ

doji-bia-mộ

Doji bia mộ

Doji bia mộ hình thành khi giá mở cửa, đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày và mang tín hiệu tiêu cực. Với bóng nến trên dài và giá đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên trực quan rằng trong phiên, cổ phiếu tăng; nhưng về cuối phiên, phe bán kéo giá thị trường về mức thấp nhất lúc đóng cửa. Đây là một trong những Doji hiệu quả trong việc báo hiệu đỉnh.

Nến Doji chuồn chuồn

doji-chuồn-chuồn

Nến Doji chuồn chuồn

Doji chuồn chuồn là nến ngược lại với Doji bia mộ có giá mở cửa, đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên. Có nghĩa thị trường đã chạm xuống các mức đáy thấp hơn nhiều trong phiên, nhưng đóng cửa một cách ngoạn mục ở hoặc gần sát mức giá cao nhất.

THỰC CHIẾN

Disclaimer: Mục đích của việc học các mẫu hình trên là để phân tích đồ thị. Việc phân tích đồ thị tốt chỉ là một trong các yếu tố giúp nhà đầu tư giao dịch có lợi nhuận. Qua nội dung của bài viết này, mục tiêu của nhóm tác giả là giúp các nhà đầu tư hiểu được những gì đang xảy ra trên biểu đồ nến, thay vì bắt đầu giao dịch với nó

Trước khi vào phần chính, ta cần làm rõ hai điều sau đây. Thứ nhất, giá trị phân tích của một mẫu hình đơn lẻ là không cao dù đó có là mẫu hình mạnh. Một phân tích chỉ có giá trị khi kết hợp nhiều mẫu hình với nhau. Thứ hai, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp khối lượng để tăng độ chính xác của phân tích. Tuy nhiên, nến Nhật một mình nó đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin rồi, và vì đây là bài viết về phân tích nến, nên ta chỉ phân tích trên đồ thị trơn mà thôi nhé.

thực-chiến-1

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét mã cổ phiếu GEG (CTCP Điện Gia Lai) trong giai đoạn 25/05 đến 15/06. Trước hết tác giả sẽ chỉ phân tích giá rồi sau đó mới kết hợp khối lượng để dễ cho những độc giả mới tiếp xúc với nến Nhật.

thực-chiến-2

Qua ví dụ này, tác giả mong độc giả đã hiểu được phần nào hiểu được cách phân tích nến Nhật trên đồ thị thực chiến. Đối với người mới, việc hơi mù mờ hay không rõ ở một vài chỗ là điều bình thường, qua thời gian, mọi thứ sẽ rõ ràng hơn rất nhiều nhờ luyện tập. Phân tích kỹ thuật không nên giáo điều, nếu bạn có phân tích khác so với tác giả, đó là điều bình thường và chẳng có đúng sai gì ở đây cả, vấn đề chỉ là góc nhìn mà thôi.

HẠN CHẾ CỦA NẾN NHẬT

Tuy nến Nhật là một công cụ phân tích kỹ thuật rất mạnh trên thị trường, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những hạn chế:

Vì những lí do trên, chúng ta vẫn cần phải kết hợp linh hoạt các phương pháp khác nhau để có thể nâng cao khả năng phân tích và có một danh mục đầu tư hiệu quả.

 

 

 

Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán thì hãy tự hỏi xem liệu mình đã từng “dính” chưa? Dính cái hội chứng FOMO, hội chứng mà được nhiều nhà đầu tư sợ như sợ bệnh “ung thư”. Trong bài này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem FOMO là gì mà nhà đầu tư nào cũng sợ?

Khái niệm

FOMO (Fear of missing out) là hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Một trạng thái tâm lý nảy sinh khi trong tiềm thức bị dẫn lối bởi suy nghĩ “mình phải làm ngay thôi, nếu không thì sẽ bỏ lỡ cơ hội mất”.

resize1

Hội chứng FOMO trong đầu tư chứng khoán

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho hiện tượng tâm lí này nhưng có thể gói gọn trong 3 nguyên nhân chính sau đây:

Ví dụ

Người mắc hội chứng FOMO sẽ có các biểu hiện sau:

Tác hại

FOMO gây ra các tác hại khôn lường cho nhà đầu tư:

resize2

Tác hại khôn lường cho nhà đầu tư nếu “dính” FOMO

Giải pháp

Để tránh tâm lý FOMO khi tham gia đầu tư chứng khoán, chúng ta có thể áp dụng các cách đơn giản sau:


 

translator

Double-click

Select to translate

 

Các chỉ số phân tích cơ bản trong chứng khoán là gì? Tại sao các nhà đầu tư cần quan tâm đến các chỉ số này? Để hiểu rõ hơn về các chỉ số phân tích cơ bản cũng như sự quan trọng của chúng trong thị trường chứng khoán, hãy cùng chúng mình tìm hiểu ở bài viết dưới nhé! 

I. EPS (Earning per share): 

1. Định nghĩa

– EPS là lợi nhuận ròng (sau thuế) trên một cổ phiếu mà nhà đầu tư thu được. Theo một cách đơn giản ta có thể hiểu EPS là khoản lời mà NĐT có được sau khi đã từ đi vốn ban đầu để mua cổ phiếu đó. 

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

– Ta có thể thấy, KLCP bình quân cuối kỳ là 1.257.500 cổ phiếu,  nhỏ hơn đáng kể với KLCP thực tế đang lưu hành là 1.530.000 (cp). Sở dĩ phải tính theo cách này do lợi nhuận sau thuế là số lũy kế của 4 quý gần nhất. Do đó để phản ánh chính xác lợi nhuận sinh ra trên mỗi cổ phần thì những thay đổi làm tăng/giảm khối lượng cổ phiếu chưa đủ 1 năm phải được điều chỉnh.

Tuy nhiên… Trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp chúng ta đơn giản hóa việc tính toán, bằng cách sử dụng KLCP đang lưu hành ở thời điểm cuối kỳ, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi KLCP thay đổi trong kỳ là không đáng kể.

CHỈ-SỐ-EPS

2. Phân loại

– EPS gồm hai loại: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng bình quân gia quyền cổ phiếu lưu hành trong kỳ

Chỉ số này có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.

EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu chuyển đổi) 

3. Ý nghĩa chỉ số EPS

– Chỉ số EPS của công ty càng cao thì càng có sức hút với nhà đầu tư. Bởi đây là con số bao quát toàn cảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty hoạt động càng tốt thì EPS càng có xu hướng tăng trưởng đều theo thời gian. NĐT có thể dùng EPS để so sánh và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định nên bỏ tiền vào doanh nghiệp nào để thu về lợi nhuận cao nhất. 

– Tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên 3 sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM sẽ có một mệnh giá là 10.000 đồng. Đối với một doanh nghiệp đang có kết quả hoạt động kinh doanh thuận lợi (ROE>15% duy trì liên trục trong 3 năm) thì chỉ số EPS > 1500đ sẽ được coi là tốt và có tiềm năng trong tương lai. 

Lưu ý

– Do số lượng cổ phiếu thay đổi liên tục nên sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
– Trong trường hợp công ty mua lại hoặc phát hành thêm cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu được tính bằng công thức bình quân gia quyền. 

– Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt và có tiềm năng hơn doanh nghiệp còn lại. 

– Tuy vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để “xào nấu” đưa ra các con số EPS hấp dẫn nên các NĐT cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của tỷ lệ này. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xem xét thêm nhiều chỉ số khác để gia tăng độ tin cậy và thông tin dự báo mà các chỉ số mang lại.

– Để đánh giá được biến động và xu hướng tăng trưởng thì thời gian báo cáo cần đủ dài.

II. P/E (Price/ EPS)

1. Định nghĩa: 

– Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.
– Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường (P: Market Price) và Thu nhập của mỗi cổ phiếu (E: EPS)

CHỈ-SỐ-PE

2. Cách tính

P/E = Price / EPS

Trong đó: 

3. Ý nghĩa

– P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, nói cách khác là, nhà đầu tư đang phải trả giá cho một đồng thu nhập (hay một đồng lợi nhuận) là bao nhiêu.

– P/E được tính cho từng cổ phiếu một và cũng như tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu. Các hệ số này thường được công bố trên các tạp chí tài chính. 

– Nếu hệ số P/E cao, nghĩa là NĐT đang chấp nhận trả giá cho một đồng thu nhập (lợi nhuận) cao, điều này phản ánh kỳ vọng tăng trưởng của cổ phiếu cũng như tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai. 

– Tuy vậy, chỉ số P/E cao chưa chắc đã là điều tốt. Lẽ dĩ nhiên khi P/E cao phản ánh kỳ vọng của NĐT vào lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhưng đôi khi, P/E cao cũng phản ánh tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, vì khi ấy lợi nhuận ròng trên cổ phiếu là một con số rất nhỏ thậm chí bằng 0. 

– Tương tự với trường hợp P/E thấp. Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp ở một thời điểm.

– Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước => Lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên => P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.

– Doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững.

– Do các cổ đông hiện hữu không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời => giá cổ phiếu giảm => P/E thấp.

– Hai trường hợp bất thường trên đây đều khiến P/E thấp đi, tuy vậy, lúc này chúng ta không nên mua cổ phiếu bởi P/E này không có độ tin cậy cao và không thể phát triển theo đúng triển vọng mà chỉ số này thể hiện.

– Vì vậy, thật khó có thể xác định được một con số P/E cụ thể để đánh giá rằng nó có tốt hay không. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

Thông thường, nhà đầu tư và hầu hết các CTCK sẽ áp dụng chỉ số P/E để xác định giá trị doanh nghiệp theo cách sau:

Bước 1: So sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (trong nước và khu vực).
Bước 2: Nếu chỉ số P/E trung bình ngành (lấy từ đối thủ cạnh tranh) cao hơn P/E hiện tại của cổ phiếu. Họ sẽ sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành (có điều chỉnh) làm hệ số nhân để kết hợp với mức EPS đã dự phóng.
Bước 3: Kết quả của phép nhân giữa P/E (ngành) và EPS (dự phóng) là giá trị (tuyệt đối) của cổ phiếu đó.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính trên là rất dễ bị cuốn vào những “con sóng ảo”. Vì nếu thị trường đang bị đẩy lên quá cao, việc sử dụng chỉ số P/E của các doanh nghiệp cùng ngành sẽ không chính xác.
Ngoài ra, việc so sánh tương đối với các doanh nghiệp khác dễ đem đến một tư duy “chệch” vì cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, mức độ rủi ro cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng khác nhau.

Vì vậy, có 1 phương pháp định giá khác cũng dựa trên chỉ số P/E. Phương pháp định giá này đơn giản, dễ áp dụng, nhưng lại hiệu quả. Đó chính là Phương pháp Absolute PE.
Định giá theo Absolute PE được thực hiện theo 1 cách hoàn toàn khác, dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Mô hình sẽ xác định giá trị của 1 cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố chính:
– Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
– Mức tỷ suất cổ tức
– Rủi ro kinh doanh
– Rủi ro tài chính
– Sự ổn định trong việc ước lượng lợi nhuận

Như vậy, muốn áp dụng thành công phương pháp này thì bạn sẽ phải thực sự hiểu rõ cấu trúc, hoạt động kinh doanh, đồng thời xác định được các yếu tố rủi ro bên trong doanh nghiệp.

4. Một số các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 

– Huỳnh Bá Sơn (2012) nghiên cứu “Các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ số P/E của các Doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM” thực nghiệm bằng Hồi quy dữ liệu bảng với tiêu chuẩn chọn mẫu 244 DN giai đoạn từ 2006-2010, sử dụng phần mềm Stata cùng các kiểm định Hausman test, Wald, White, kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tương tự quan – đã đề xuất 05 biến độc lập là 05 yếu tố tác động đến chỉ số P/E bao gồm: 

Kết quả hồi quy cho thấy, chỉ có 04 yếu tố tác động đến chỉ số P/E bao gồm: Lev, ROA, Risk và Size. Trong đó, các biến Lev, ROA và Risk tác động tiêu cực đến tỉ số P/E còn biến Size có tác động tích cực đến tỉ số P/E. 

– Hứa Quang Trí (2013) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE” bằng hồi quy dữ liệu bảng và dữ liệu chéo riêng cho từng năm trong giai đoạn 2008-2013; sử dụng phần mềm Stata, phân tích hồi quy đa biến bằng mô hình Pooled OLS, FEM, REM và dùng các kiểm định Hausman test, Likelihood Test, Breuch – Pagan Test – đã đề xuất một biến phụ thuộc là P/E và 07 biến độc lập là 07 biến tác động đến chỉ số P/E bao gồm:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 biến gồm: DP, Tobin’s Q, Lev, EG, Size và MktRtr đều có tác động đến P/E và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến DP, Tobin’s Q, Lev, MktRtr có tác động tích cực đến chỉ số P/E, biến EG và Size tác động tiêu cực đến chỉ số P/E.

– Vũ Phúc Thịnh (2012) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E trên HoSE. Dữ liệu nghiên cứu được biểu diễn theo dạng Panel data, giai đoạn từ 2002-2008.
Tác giả đã đưa ra mô hình với 9 biến giải thích: 

 III. ROA

1. Định nghĩa

– ROA ( Return On Assets) là chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Một cách hiểu khác là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được sử dụng để kinh doanh của tổ chức, công ty. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các công ty. Nó có nhiệm vụ đo lường chính xác khả năng sinh lời trên từng đồng vốn của doanh nghiệp.

– Họ sẽ dựa vào ROA để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình. Từ đó xác định các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng không để kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp.

CHỈ-SỐ-ROA

2. Công thức:

ROA = (Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp) * 100

Trong đó:

3. Ý nghĩa của ROA

– ROA là một chỉ số cơ bản, cho bạn biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Với 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty càng tốt.

Ví dụ: Công ty A có tổng tài sản bình quân là 100 tỷ, mỗi năm lợi nhuận là 20 tỷ.

Vậy công ty A có chỉ số ROA: 

ROA=20/100=20%

Điều này đồng nghĩa với việc:

Với 1 đồng tài sản, mỗi năm công ty đó sẽ tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế.

4. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

– Thường thường ROA phải trên mức 7.5%. Tuy nhiên, vì tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam cao nên mức ROA kỳ vọng của các doanh nghiệp rơi vào khoảng 10% – 12% thì sẽ được coi là hợp lý

– Tuy nhiên

Chỉ số ROA có cách tính rất đơn giản, nhưng con số chúng ta tính ra bao nhiêu mới là đủ tốt?

– Điều này phụ vào:

– Phân tích từng điểm:

 Nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ, để biết liệu công ty có đang hoạt động tốt lên hay không.

17EBF0FD-116F-4A03-8448-1263C661AC45_1_201_a

Có thể thấy Vĩnh Hoàn đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn với chính nó trong quá khứ.

=> Chỉ số ROA tăng trưởng qua các năm và cao hơn so với trung bình ngành

Đây là tín hiệu rất tích cực và là một những tiêu chí quan trọng để chọn ra những cổ phiếu tuyệt vời.

Tuy nhiên không có chỉ số nào là hoàn hảo, bạn nên kết hợp sử dụng ROA với các chỉ số tài chính khác để thấy rõ hơn bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

IV. ROE

1. Định nghĩa

– Return On Equity (ROE) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

– Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.

CHỈ-SỐ-ROE

2. Công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế *100/ vốn chủ sở hữu (%)

Trong đó :

Công thức: VCSH= (VCSH đầu kì+ VCSH cuối kì)/2

Để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính, bạn có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu của các công ty chứng khoán.

3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.

Cụ thể:

Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Đơn cử như với thị trường chứng khoán Việt Nam, mức ROE trung bình của nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp khoảng 8,5%, doanh nghiệp xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng có ROE 11,6%, trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ lệ ROE cao hơn đáng kể, ở mức 25,6%. Sự khác nhau này tùy thuộc vào mức độ thâm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.

4. Sử dụng chỉ số ROE trong những vấn đề của doanh nghiệp:

Về cơ bản, bạn có thể ứng dụng chỉ số ROE để hiểu rõ rất nhiều vấn đề bên trong doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của công ty:

g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Trong đó:

Tỷ lệ tái đầu tư (Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.

Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)

Ví dụ:

Một công ty A có ROE = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn hằng năm 20% trên tổng lợi nhuận. Nói các khác, công ty dành 80% lợi nhuận để tái đầu tư. Sẽ có:

g = 10% x (1- 20%) = 8%

Tương tự công ty B có ROE = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức hằng năm 40%.

g = 10% x (1- 40%) = 6%

Lưu ý:

Nên thận trọng trong việc giả định về Retention ratio và ROE trong dài hạn.So sánh này cho thấy, cổ phiếu A hấp dẫn hơn cổ phiếu B trong dài hạn do có tốc độ tăng trưởng cao hơn.Nhưng nếu bạn ưa thích một cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, hãy cân nhắc cổ phiếu B khi chấp nhận hy sinh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ bổ sung góc nhìn từ chỉ số ROE, không có ý nghĩa kết luận.

Như đã đề cập ở phần mở đầu, giá trị mà cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

So sánh ROE với chi phí sử dụng vốn cổ đông (Cost of equity – Ke) là cách tôi thường sử dụng.

Khi đầu tư vào một ngành rủi ro, nhà đầu tư thường yêu cầu một khoản “premium”, dẫn tới chi phí sử dụng vốn lớn hơn.

Khi tỷ suất lợi nhuận nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE < Ke), chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kỳ vọng.

Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình. Nếu không, bạn đang là người chịu thiệt khi giữ cổ phiếu của doanh nghiệp này.

Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE > Ke), cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt vượt ngoài mong đợi của cổ đông góp vốn.

Các doanh nghiệp đứng đầu ngành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.

Hơn thế nữa, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ có quyền thiết lập mặt bằng giá cao hơn đối thủ khác.

Với những lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận và chỉ số ROE cao hơn so với trung bình ngành.

Ví dụ:

FDDAE49E-CFDA-421F-B253-B644D22CE27A_1_201_a

Như đã biết, CTCP sữa Việt Nam (Mã: VNM) với thương hiệu sữa Vinamilk đã quá quen thuộc với hàng triệu gia đình Việt.

Các trang trại bò của Vinamilk đều được nuôi theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Điều này giúp Vinamilk xây dựng thương hiệu và tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Với thị phần lên đến 55%, không quá ngạc nhiên khi Vinamilk có chỉ số ROE ~ 40% rất cao so với trung bình ngành Thực phẩm là 16.4%.

Trong đầu tư, việc xác định doanh nghiệp có tồn tại lợi thế cạnh tranh bền vững hay không rất quan trọng. Nó quyết định phần lớn đến sự thành công trong mỗi khoản đầu tư.

Qua ví dụ trên, có thể thấy ROE là chỉ số tuyệt vời, giúp nhanh chóng nhìn ra doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

Tuy nhiên…

Theo cách tính thông thường đôi khi chưa phản ánh đúng tình trạng doanh nghiệp, do hai chỉ tiêu lợi nhuận và vốn chủ sở hữu có thể bị tác động.

Bóc tách chỉ số ROE thành các yếu tố thành phần (được gọi là mô hình Dupont).

Cụ thể:

0D9A2C0D-86C8-4E9F-93A3-B9FDB7B84428_1_201_a

( Ảnh từ Govalue )

Có thể thấy sau khi sử dụng mô hình Dupont, để làm thay đổi chỉ số ROE doanh nghiệp có thể tác động một trong ba yếu tố cấu thành sau:

81F7CB37-E7D9-401E-9D05-CFCA5AA3C35A_1_201_a

Ví dụ: Phân tích chỉ số ROE của HSG theo mô hình Dupont
7FCF9E04-2B32-43DF-97B3-7E1905F55235_1_201_a                                                                                               
(Ảnh từ Govalue)
 

Ta thấy ROE của CTCP Hoa Sen tăng mạnh từ năm 2013 tới 2016 chủ yếu là do:

  • Công ty duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính cực kỳ lớn.
  • Vòng quay tài sản giảm.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng thấp.

ROE tăng nhưng không thực sự bền vững khi HSG duy trì đòn bẩy tài chính cao và dễ chịu rủi ro, khi ngành thép là ngành có tính chu kỳ. Kết quả tất yếu đã xảy ra khi ngành thép gặp khó vào cuối năm 2018, do sự biến động trong giá nguyên liệu cũng như sự chững lại của ngành bất động sản.Hoa Sen công bố báo cáo tài chính bết bát khi hết tháng 3 năm 2019, công ty đang nợ ngân hàng 10,911 tỷ đồng.

5. Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE

Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toánBFD6CFD4-C223-4A41-A1E9-9571269237FA_1_201_aQuý 1-2019, CTCP nhiệt điện Phả lại (PPC) công bố BCTC trong đó có khoản dự phòng góp vốn vào đơn vị khác hơn 210 tỷ, tăng 240% so với đầu năm. Trong đó khoản mục dự phòng đầu tư này của PPC chủ yếu là vào CTCP nhiệt điện Quảng Ninh (Mã: QTP)7CB2AA08-8F92-494E-9CFA-7C4386BCC62A_1_201_aChỉ trong vòng 1 tuần giao dịch trùng hợp vào đúng đợt kết thúc kỳ kế toán 31/12/2018, cổ phiếu QTP biến động rất mạnh. Đây là điểm bất thường khi cổ phiếu này gần như không có người giao dịch vào những ngày thường.Khoản trích lập dự phòng hơn 210 tỷ này như “hộp bánh” đề dành (Cookie jar reserver) của PPC sẵn sàng hoàn nhập trong tương lai khi rủi ro góp vốn vào QTP là gần như không có.Theo đó, nếu loại trừ khoản dự phòng đột biến trong quý 1/2019 thì PPC sẽ lãi 360 tỷ, tăng 90% so với cùng kỳ, ROE tương ứng 23%.Thay vì công bố lãi 243 tỷ, chỉ tăng 27% so với cùng kỳ, ROE tương ứng 20%.

Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường

Lợi nhuận không ổn định có thể gây khó khăn cho bạn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc xuất hiện các khoản thu nhập bất thường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này.Sau đây là ví dụ về CTCP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng.

99D07058-CDEC-41BA-BDD5-1D3ED5E66DE4_1_201_a

Do đặc thù lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản thường phụ thuộc vào tiến độ bàn giao dự án của công ty.

Có những năm chuyển giao dự án nhiều, lợi nhuận rất đột biến. Nhưng cũng có những năm lợi nhuận rất thấp do không có dự án nào được chuyển giao.

Do đó, sẽ rất khó để xác định được kết quả kinh doanh cũng như các chỉ số tài chính của công ty trong tương lai.

Vì vậy…

Bạn nên sử dụng chỉ số ROE để tìm kiếm các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được.

V. Chỉ số P/B

1. Định nghĩa

– P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

CHỈ-SỐ-PB

2. Công thức tính:

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share)

Trong đó:

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu được xác định bằng: (Tổng giá trị tài sản – Tài sản cố định vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tuy nhiên giá trị tài sản vô hình thường không được thể hiện ở phần lớn báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, do đó có thể tạm coi 

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu 

= (Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = Vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Xác định Giá trị ghi sổ (Book Value) dựa vào Bảng cân đối kế toán 

Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Về Giá thị trường, con số này khá dễ lấy, hãy xem Lịch sử giá giao dịch của cổ phiếu

3. Ý nghĩa của chỉ số P/B

       Chỉ số P/B cho biết:

Giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp?

Ví dụ: CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) hiện có P/B bằng 4,26.

Điều đó nghĩa là:

Để sở hữu cổ phiếu PNJ, nhà đầu tư chấp nhận trả gấp 4,26 lần giá trị ghi sổ.

Chỉ số P/B là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu giá rẻ, đang bị thị trường ít quan tâm đến.

Một doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao. Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến nợ phải trả (đặc biệt là nợ vay) của doanh nghiệp có ở mức cao hay không?

Bởi vì:

Với trường hợp P/B ở mức thấp:

Có nhiều lý do để chỉ số P/B ở mức thấp…

Có thể nhà đầu tư đánh giá Giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách.

Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.

Thậm chí khi mà chỉ số P/B nhỏ hơn 1, tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn cả giá trị ghi sổ. Về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản có giá trị cao hơn giá cổ phiếu tích lũy. Mặc dù trong thực tế, chiến lược này có thể sẽ không khả thi.

4. Vậy chỉ số P/B “tốt”:

Khó có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B “tốt”. Nó có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác. Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.

Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, bạn cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.

P/B của CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) luôn duy trì ở mức cao trong các năm qua.

7E38B7BC-9C96-48B5-8DE2-3A4B2131DE96_1_201_a

Thực tế cho thấy, cổ phiếu VNM liên tục tăng giá kể từ khi niêm yết cho dù chỉ số P/B cao.

VNM là một doanh nghiệp tốt, phát triển bền vững vì thế nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn 8 đồng để đổi lấy 1 đồng vốn của VNM. Họ tin tưởng mạnh mẽ vào triển vọng phát triển dài hạn của VNM.

Một số trường hợp 

Có một số công ty có chỉ số P/B rất cao nhưng lợi nhuận rất khiêm tốn, trong khi tỷ lệ P/E quá cao. Chưa kể chất lượng tài sản được đem ra tính toán (các chỉ tiêu tài chính sẽ thể hiện rõ hơn) liệu có hợp lý?

⇒ Vì vậy khi bạn mua cổ phiếu có P/B cao, hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp đó đang phát triển và có chất lượng.

CTCP Bóng đèn Điện Quang (Mã: DQC) hiện đang giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp, vì thế chỉ số P/B vào khoảng 0,52 ( số liệu từ năm 2018).

Lý do khiến DQC bị định giá thấp như vậy là do hiện tại doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc khiến kết quả kinh doanh trong thời gian qua đi xuống, khiến giá cổ phiếu đi xuống theo.

Ở tình huống này, nếu bạn cảm thấy rằng triển vọng trong tương lai không mấy sáng sủa, thì DQC sẽ không đáng để đầu tư. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy DQC sẽ có “những bước chuyển mình” trong thời gian tới, bạn sẽ có thể kiếm được khối tiền từ nó.

5. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B

Ưu điểm của chỉ số P/B

Hạn chế của chỉ số P/B

Đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn thì càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán với khách hàng, đối tác, hay nhà cung cấp. Điều đó giúp doanh nghiệp có 1 biên lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành và duy trì ổn định trong một thời gian dài.

Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản.

Ví dụ doanh nghiệp sở hữu 1 mảnh đất từ 5 năm trước. Hiện tại giá trị mảnh đất đã tăng gấp nhiều lần trước đây. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán sẽ chỉ thể hiện “giá gốc ban đầu” của mảnh đất mà thôi.

Hay một dây chuyền sản xuất đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng, hoạt động bình thường.

Như vậy, trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ dễ bị “đánh lừa” nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số P/B để đánh giá

VI. Hệ số Beta

1. Định nghĩa

– Chỉ số Beta (β) còn gọi là hệ số rủi ro. Đây được xem là công cụ tính toán mức độ rủi ro của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục của các nhà đầu tư. Chỉ số này thể hiện độ tương quan của biến động của danh mục hoặc cổ phiếu so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá.

CHỈ-SỐ-BETA

2. Công thức tính hệ số Beta

Beta = Covar (Ri, Rm)/Var (Rm)

Trong đó:

Tỷ suất sinh lời sẽ được tính theo công thức như sau:

R = (p1 – p0)/p0

Trong đó:

P1: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên đang xét.

P0: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên trước đó.

Tuy vậy, nhà đầu tư không cần tính toán vì đa số các trang website tài chính hoặc công ty chứng khoán đều cung cấp sẵn chỉ số Beta rồi. Nếu kết quả tính hệ số Beta giữa các trang rất khác nhau thường vì họ lấy các mốc thời gian tính khác nhau.

Ví dụ:

Để tính hệ số rủi ro của chứng khoán B với tỉ suất sinh lời 20%, tỉ suất sinh lời của thị trường là 10%, tỉ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%, ta có: mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của chứng khoán B và tỉ lệ phi rủi ro sẽ là 20% – 2% = 18%. Mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của thị trường và tỉ lệ phi rủi ro là 10% – 2% = 8%.

Áp dụng công thức ta có hệ số Beta là:

Beta=18/8 = 2,25 

Ở thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dựa vào sự thay đổi của thị trường (VN-Index) để phán đoán sự thay đổi trong cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư thông qua hệ số Beta như sau: 

Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn

Ví dụ:

Vậy trong ví dụ về chứng khoán B: Hệ số Beta > 1 đồng nghĩa với việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, mặc dù nếu đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Vì thế nhà đầu tư cần sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng theo các tiêu chí khác.

Nếu nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B. Ngược lại, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư vào chứng khoán B.

3. Ý nghĩa của hệ số Beta

Trong thị trường chứng khoán, hệ số Beta sẽ mang một số ý nghĩa sử dụng như sau:

Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn, được tính toán dựa trên phân tích quy hồi. Hiểu một cách đơn giản, hệ số beta thể hiện mức độ phản ứng của một mã chứng khoán đối với sự biến động của toàn thị trường.

Việc tính toán chỉ số beta có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi so sánh giá trị của hệ số beta với 1, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó tính toán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số Beta giúp các nhà đầu tư hiểu liệu cổ phiếu đó đi cùng hướng với các cổ phiếu khác trong thị trường hay không và mức độ biến động, rủi ro của nó so với thị trường. 

Giá trị hệ số beta giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu đang xem xét so với mức độ biến động chung trên thị trường, từ đó có các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.

4. Ưu điểm của hệ số Beta

– Có thể giúp các nhà đầu tư hiểu trong thời điểm hiện tại, cổ phiếu có đi cùng hướng với thị trường không

– Đánh giá được mức độ biến động của cổ phiếu so với thị trường của chúng

– Hệ số Beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAMP), được tính toán dựa trên phân tích hồi quy. Nhà đầu tư thông qua mô hình này sẽ biết được liệu tài sản đó được định giá thấp hay cao hơn giá trị thực của nó.

5. Hạn chế của hệ số Beta

– Một giả thiết được đưa ra trong lý thuyết về hệ số beta, đó là tỉ suất sinh lời của cổ phiếu sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Tuy vậy, trong thực tế, thị trường tài chính thường xuyên biến động rất khó lường, và không phải lúc nào chúng cũng tuân theo phân phối chuẩn. Vì vậy, việc sử dụng hệ số rủi ro beta để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu không phải lúc nào cũng chuẩn.

Chẳng hạn, một cổ phiếu có chỉ số beta thấp (tức là mức biến động giá của nó thấp) nhưng cổ phiếu này có thể đang trong xu hướng giảm chậm rãi. Vì vậy việc thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, nhưng không làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng.

– Chiều ngược lại, một cổ phiếu có chỉ số beta cao có thể đang trong một xu hướng tăng nhanh. Vì vậy thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư có thể sẽ làm giảm mức lỗ kỳ vọng của toàn bộ danh mục, mặc dù nó sẽ làm tăng độ biến động giá của danh mục.

– Ngoài ra chỉ số Beta không cập nhật thông tin và dự báo xu hướng mới.

Ví dụ: công ty X thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đã hoạt động lâu dài và có hệ số Beta thấp. Nhưng nếu công ty này gia nhập vào một ngành mới thì hệ số Beta của cổ phiếu này vào thời điểm đó sẽ không phản ánh đầy đủ được mức độ rủi ro của cổ phiếu X nữa.

Vậy chúng ta có thể rút ra một điều: Beta sẽ thích hợp với các nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn hơn là dài hạn.

Tủ sách đầu tư, Scue, Chứng khoán, Sách hay chứng khoán

Lời giới thiệu

24 bài học sống còn để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán – nguyên tác của William J. O’Neil, do Alpha Books biên dịch và xuất bản tại Việt Nam. Ông là một nhà kinh doanh rất thành công tại Mỹ. Quyển sách trình bày những phương pháp và kinh nghiệm đầu tư của chính tác giả. Đồng thời sách cũng chứa đựng những nguyên tắc kinh doanh cổ phiếu thành công như: mua cổ phiếu khi nó đang lên giá và bán khi giá đạt mức 20-25% giá mua ban đầu; cắt giảm thua lỗ càng sớm càng tốt và không bao giờ để mức thua lỗ quá 8%; biểu đồ biểu thị giá và khối lượng giao dịch là công cụ hiệu quả để xác định xu hướng biến động giá cổ phiếu. Đặc biệt, ông đưa ra chiến lược CAN SLIM nổi tiếng giúp nhà đầu tư kinh doanh cổ phiếu lựa chọn được những cổ phiếu tốt nhất và thời điểm thuận lợi để mua vào.

Bên cạnh đó, sách cũng cung cấp 7 đặc điểm phổ biến của cổ phiếu trước khi chúng có sự biến động lớn về giá. Từ đó khả năng nhà đầu tư nắm bắt cơ hội nhằm đạt được tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tối đa sẽ khá cao. Ngoài ra, độc giả sẽ biết được chính xác thời điểm và cách thức mua bán cổ phiếu, cách đọc biểu đồ để hình thành các ý tưởng đầu tư cũng như quản lý danh mục đầu tư của chính mình.

Là người hoạt động trong lĩnh vực này, chúng tôi tin rằng đa số những kinh nghiệm và lời khuyên của William O’Neil có giá trị đối với thị trường Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Nếu biết áp dụng chúng một cách có chọn lọc và mềm dẻo, bạn có thể thành công trên thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng này.

Ý kiến độc giả

Độc giả 1: Quyển sách thật hữu ích cho những người mới tìm hiểu về chứng khoán như tôi. Tuy nhiên tác giả lại đứng trên gốc độ thị trường chứng khoán Mỹ chứ không phải Việt Nam.

Độc giả 2: Tôi đã đọc quyển sách này rất nhiều lần. Mỗi lần mỗi cảm xúc khác nhau nhưng độ hay của nó thì chưa từng giảm nhiệt. Hãy đọc và cảm nhận, với những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Chắc hẳn bạn cũng sẽ có cảm xúc như tôi vậy.

Độc giả 3: Sách viết theo dạng phỏng vấn và trả lời, giúp người đọc dễ hình dung được vấn đề. Hướng tiếp cận bao hàm cả người chưa biết về chứng khoán đến cả người đã có kinh nghiệm. Lối viết đi từ khái niệm cơ bản đến những nội dung chuyên sâu… Do đó việc lĩnh hội kiến thức khá dễ dàng.

Ban Nội Dung

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds