Các chỉ số phân tích cơ bản trong chứng khoán là gì? Tại sao các nhà đầu tư cần quan tâm đến các chỉ số này? Để hiểu rõ hơn về các chỉ số phân tích cơ bản cũng như sự quan trọng của chúng trong thị trường chứng khoán, hãy cùng chúng mình tìm hiểu ở bài viết dưới nhé!
I. EPS (Earning per share):
1. Định nghĩa
– EPS là lợi nhuận ròng (sau thuế) trên một cổ phiếu mà nhà đầu tư thu được. Theo một cách đơn giản ta có thể hiểu EPS là khoản lời mà NĐT có được sau khi đã từ đi vốn ban đầu để mua cổ phiếu đó.
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
– Ta có thể thấy, KLCP bình quân cuối kỳ là 1.257.500 cổ phiếu, nhỏ hơn đáng kể với KLCP thực tế đang lưu hành là 1.530.000 (cp). Sở dĩ phải tính theo cách này do lợi nhuận sau thuế là số lũy kế của 4 quý gần nhất. Do đó để phản ánh chính xác lợi nhuận sinh ra trên mỗi cổ phần thì những thay đổi làm tăng/giảm khối lượng cổ phiếu chưa đủ 1 năm phải được điều chỉnh.
Tuy nhiên… Trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp chúng ta đơn giản hóa việc tính toán, bằng cách sử dụng KLCP đang lưu hành ở thời điểm cuối kỳ, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi KLCP thay đổi trong kỳ là không đáng kể.
2. Phân loại
– EPS gồm hai loại: EPS cơ bản và EPS pha loãng.
- EPS cơ bản (Basic EPS): Là lãi trên cổ phiếu đo lường mức lợi luận mà công ty tạo ra tính trên 1 cổ phiếu thường. Đây là chỉ số đầu vào quan trọng trong việc tính chỉ số P/E.
EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng bình quân gia quyền cổ phiếu lưu hành trong kỳ
- EPS pha loãng (Diluted EPS), còn được gọi là lãi suy giảm trên cổ phiếu, là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP…
Chỉ số này có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.
EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu chuyển đổi)
3. Ý nghĩa chỉ số EPS
– Chỉ số EPS của công ty càng cao thì càng có sức hút với nhà đầu tư. Bởi đây là con số bao quát toàn cảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty hoạt động càng tốt thì EPS càng có xu hướng tăng trưởng đều theo thời gian. NĐT có thể dùng EPS để so sánh và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định nên bỏ tiền vào doanh nghiệp nào để thu về lợi nhuận cao nhất.
- Vậy chỉ số EPS bao nhiêu thì tốt?
– Tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên 3 sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM sẽ có một mệnh giá là 10.000 đồng. Đối với một doanh nghiệp đang có kết quả hoạt động kinh doanh thuận lợi (ROE>15% duy trì liên trục trong 3 năm) thì chỉ số EPS > 1500đ sẽ được coi là tốt và có tiềm năng trong tương lai.
Lưu ý
– Do số lượng cổ phiếu thay đổi liên tục nên sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
– Trong trường hợp công ty mua lại hoặc phát hành thêm cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu được tính bằng công thức bình quân gia quyền.
– Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt và có tiềm năng hơn doanh nghiệp còn lại.
– Tuy vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để “xào nấu” đưa ra các con số EPS hấp dẫn nên các NĐT cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của tỷ lệ này. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xem xét thêm nhiều chỉ số khác để gia tăng độ tin cậy và thông tin dự báo mà các chỉ số mang lại.
– Để đánh giá được biến động và xu hướng tăng trưởng thì thời gian báo cáo cần đủ dài.
II. P/E (Price/ EPS)
1. Định nghĩa:
– Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.
– Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường (P: Market Price) và Thu nhập của mỗi cổ phiếu (E: EPS)
2. Cách tính
P/E = Price / EPS
Trong đó:
- Market price (Giá thị trường) là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại.
- Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
3. Ý nghĩa
– P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, nói cách khác là, nhà đầu tư đang phải trả giá cho một đồng thu nhập (hay một đồng lợi nhuận) là bao nhiêu.
– P/E được tính cho từng cổ phiếu một và cũng như tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu. Các hệ số này thường được công bố trên các tạp chí tài chính.
– Nếu hệ số P/E cao, nghĩa là NĐT đang chấp nhận trả giá cho một đồng thu nhập (lợi nhuận) cao, điều này phản ánh kỳ vọng tăng trưởng của cổ phiếu cũng như tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.
– Tuy vậy, chỉ số P/E cao chưa chắc đã là điều tốt. Lẽ dĩ nhiên khi P/E cao phản ánh kỳ vọng của NĐT vào lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhưng đôi khi, P/E cao cũng phản ánh tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, vì khi ấy lợi nhuận ròng trên cổ phiếu là một con số rất nhỏ thậm chí bằng 0.
– Tương tự với trường hợp P/E thấp. Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp ở một thời điểm.
– Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước => Lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên => P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.
– Doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững.
– Do các cổ đông hiện hữu không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời => giá cổ phiếu giảm => P/E thấp.
– Hai trường hợp bất thường trên đây đều khiến P/E thấp đi, tuy vậy, lúc này chúng ta không nên mua cổ phiếu bởi P/E này không có độ tin cậy cao và không thể phát triển theo đúng triển vọng mà chỉ số này thể hiện.
– Vì vậy, thật khó có thể xác định được một con số P/E cụ thể để đánh giá rằng nó có tốt hay không. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
- Định giá DN bằng P/E
Thông thường, nhà đầu tư và hầu hết các CTCK sẽ áp dụng chỉ số P/E để xác định giá trị doanh nghiệp theo cách sau:
Bước 1: So sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (trong nước và khu vực).
Bước 2: Nếu chỉ số P/E trung bình ngành (lấy từ đối thủ cạnh tranh) cao hơn P/E hiện tại của cổ phiếu. Họ sẽ sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành (có điều chỉnh) làm hệ số nhân để kết hợp với mức EPS đã dự phóng.
Bước 3: Kết quả của phép nhân giữa P/E (ngành) và EPS (dự phóng) là giá trị (tuyệt đối) của cổ phiếu đó.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính trên là rất dễ bị cuốn vào những “con sóng ảo”. Vì nếu thị trường đang bị đẩy lên quá cao, việc sử dụng chỉ số P/E của các doanh nghiệp cùng ngành sẽ không chính xác.
Ngoài ra, việc so sánh tương đối với các doanh nghiệp khác dễ đem đến một tư duy “chệch” vì cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, mức độ rủi ro cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng khác nhau.
Vì vậy, có 1 phương pháp định giá khác cũng dựa trên chỉ số P/E. Phương pháp định giá này đơn giản, dễ áp dụng, nhưng lại hiệu quả. Đó chính là Phương pháp Absolute PE.
Định giá theo Absolute PE được thực hiện theo 1 cách hoàn toàn khác, dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Mô hình sẽ xác định giá trị của 1 cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố chính:
– Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
– Mức tỷ suất cổ tức
– Rủi ro kinh doanh
– Rủi ro tài chính
– Sự ổn định trong việc ước lượng lợi nhuận
Như vậy, muốn áp dụng thành công phương pháp này thì bạn sẽ phải thực sự hiểu rõ cấu trúc, hoạt động kinh doanh, đồng thời xác định được các yếu tố rủi ro bên trong doanh nghiệp.
4. Một số các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
– Huỳnh Bá Sơn (2012) nghiên cứu “Các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ số P/E của các Doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM” thực nghiệm bằng Hồi quy dữ liệu bảng với tiêu chuẩn chọn mẫu 244 DN giai đoạn từ 2006-2010, sử dụng phần mềm Stata cùng các kiểm định Hausman test, Wald, White, kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tương tự quan – đã đề xuất 05 biến độc lập là 05 yếu tố tác động đến chỉ số P/E bao gồm:
- Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế;
- Biến đại diện cho khả năng sinh lời (ROA);
- Biến đại diện cho rủi ro của từng công ty trong mẫu nghiên cứu (Risk);
- Biến đòn bẩy tài chính (Lev);
- Biến quy mô doanh nghiệp (Size).
Kết quả hồi quy cho thấy, chỉ có 04 yếu tố tác động đến chỉ số P/E bao gồm: Lev, ROA, Risk và Size. Trong đó, các biến Lev, ROA và Risk tác động tiêu cực đến tỉ số P/E còn biến Size có tác động tích cực đến tỉ số P/E.
– Hứa Quang Trí (2013) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE” bằng hồi quy dữ liệu bảng và dữ liệu chéo riêng cho từng năm trong giai đoạn 2008-2013; sử dụng phần mềm Stata, phân tích hồi quy đa biến bằng mô hình Pooled OLS, FEM, REM và dùng các kiểm định Hausman test, Likelihood Test, Breuch – Pagan Test – đã đề xuất một biến phụ thuộc là P/E và 07 biến độc lập là 07 biến tác động đến chỉ số P/E bao gồm:
- Tỉ lệ thanh toán cổ tức (DP);
- Tobin’s Q;
- Thu nhập trên thị trường (MktRtr);
- Tăng trưởng thu nhập ròng (EG);
- Biến động giá thị trường (VMP);
- Đòn bẩy tài chính (Lev);
- Quy mô công ty (Size).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 biến gồm: DP, Tobin’s Q, Lev, EG, Size và MktRtr đều có tác động đến P/E và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến DP, Tobin’s Q, Lev, MktRtr có tác động tích cực đến chỉ số P/E, biến EG và Size tác động tiêu cực đến chỉ số P/E.
– Vũ Phúc Thịnh (2012) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E trên HoSE. Dữ liệu nghiên cứu được biểu diễn theo dạng Panel data, giai đoạn từ 2002-2008.
Tác giả đã đưa ra mô hình với 9 biến giải thích:
- Biến rủi ro (Risk);
- Biến quy mô công ty (Macca);
- Biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E);
- Biến giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/BV);
- Biến tốc độ tăng trưởng (g);
- Biến lượng vốn tái đầu tư (Caex);
- Biến lợi nhuận biên (MPr);
- Biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE);
- Biến tỷ lệ chi trả cổ tức (D/P).
III. ROA
1. Định nghĩa
– ROA ( Return On Assets) là chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Một cách hiểu khác là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được sử dụng để kinh doanh của tổ chức, công ty. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các công ty. Nó có nhiệm vụ đo lường chính xác khả năng sinh lời trên từng đồng vốn của doanh nghiệp.
– Họ sẽ dựa vào ROA để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình. Từ đó xác định các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng không để kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp.
2. Công thức:
ROA = (Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp) * 100
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan.
- Tổng số vốn chính là toàn bộ vốn của công ty dùng để kinh doanh, gồm cả vốn đi vay và vốn chủ sở hữu
3. Ý nghĩa của ROA
– ROA là một chỉ số cơ bản, cho bạn biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Với 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty càng tốt.
Ví dụ: Công ty A có tổng tài sản bình quân là 100 tỷ, mỗi năm lợi nhuận là 20 tỷ.
Vậy công ty A có chỉ số ROA:
ROA=20/100=20%
Điều này đồng nghĩa với việc:
Với 1 đồng tài sản, mỗi năm công ty đó sẽ tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế.
4. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
– Thường thường ROA phải trên mức 7.5%. Tuy nhiên, vì tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam cao nên mức ROA kỳ vọng của các doanh nghiệp rơi vào khoảng 10% – 12% thì sẽ được coi là hợp lý
– Tuy nhiên
Chỉ số ROA có cách tính rất đơn giản, nhưng con số chúng ta tính ra bao nhiêu mới là đủ tốt?
– Điều này phụ vào:
- Lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động.
- So sánh ROA các đối thủ cùng ngành.
- So sánh ROA với kết quả trong quá khứ.
– Phân tích từng điểm:
- Công ty đó đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Các ngành khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản.
- Với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, xi măng,… thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.
- Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.
Dưới đây là chỉ số ROA của 3 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau:
Sẽ thật khập khiễng nếu bạn so sánh ROA của các công ty hoạt động ở các ngành khác nhau. Do đó chúng ta nên chọn các công ty hoạt động trong cùng ngành để so sánh. - So sánh ROA với số trung bình ngànhVí dụ: xem xét CPCP Thủy sản Vĩnh Hoàn ( Mã: VHC)Và một số công ty cùng ngành:Doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình ngành là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản hiệu quả.Cụ thể:Chỉ số ROA năm 2018 của VHC là 25,4%, cao hơn so với mức trung bình của ngành thủy sản năm 2018 là 14%. Như vậy Vĩnh Hoàn đang cho thấy công ty đang quản trị tài sản hiệu quả, vượt trội so với mức trung bình ngành.Tuy nhiên so sánh với “bạn bè” xung quanh là chưa đủ, chúng ta cũng nên so sánh với chính doanh nghiệp đó trong quá khứ. Tránh trường hợp chỉ số ROA của doanh nghiệp đi xuống nhưng vẫn tốt hơn so với trung bình ngành.
- So sánh chỉ số ROA với kết quả trong quá khứ:
Nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ, để biết liệu công ty có đang hoạt động tốt lên hay không.
Có thể thấy Vĩnh Hoàn đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn với chính nó trong quá khứ.
=> Chỉ số ROA tăng trưởng qua các năm và cao hơn so với trung bình ngành
Đây là tín hiệu rất tích cực và là một những tiêu chí quan trọng để chọn ra những cổ phiếu tuyệt vời.
Tuy nhiên không có chỉ số nào là hoàn hảo, bạn nên kết hợp sử dụng ROA với các chỉ số tài chính khác để thấy rõ hơn bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
IV. ROE
1. Định nghĩa
– Return On Equity (ROE) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
– Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.
2. Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế *100/ vốn chủ sở hữu (%)
Trong đó :
- Xác định chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế, trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Xác định chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu bình quân. Ở bước này, ta sử dụng VCSH đầu kỳ và cuối kỳ để tính VCSH bình quân cho cả năm
Công thức: VCSH= (VCSH đầu kì+ VCSH cuối kì)/2
Để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính, bạn có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu của các công ty chứng khoán.
3. Ý nghĩa của chỉ số ROE
Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.
Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.
Cụ thể:
Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Đơn cử như với thị trường chứng khoán Việt Nam, mức ROE trung bình của nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp khoảng 8,5%, doanh nghiệp xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng có ROE 11,6%, trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ lệ ROE cao hơn đáng kể, ở mức 25,6%. Sự khác nhau này tùy thuộc vào mức độ thâm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
4. Sử dụng chỉ số ROE trong những vấn đề của doanh nghiệp:
Về cơ bản, bạn có thể ứng dụng chỉ số ROE để hiểu rõ rất nhiều vấn đề bên trong doanh nghiệp.
- Sử dụng chỉ số ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua đánh giá tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của công ty:
g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư
Trong đó:
- g: là tốc độ tăng trưởng của công ty (%).
- ROE: là tỷ lệ giữa lợi nhuận của công ty trên vốn chủ sở hữu bình quân.
Tỷ lệ tái đầu tư (Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)
Ví dụ:
Một công ty A có ROE = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn hằng năm 20% trên tổng lợi nhuận. Nói các khác, công ty dành 80% lợi nhuận để tái đầu tư. Sẽ có:
g = 10% x (1- 20%) = 8%
Tương tự công ty B có ROE = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức hằng năm 40%.
g = 10% x (1- 40%) = 6%
Lưu ý:
Nên thận trọng trong việc giả định về Retention ratio và ROE trong dài hạn.So sánh này cho thấy, cổ phiếu A hấp dẫn hơn cổ phiếu B trong dài hạn do có tốc độ tăng trưởng cao hơn.Nhưng nếu bạn ưa thích một cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, hãy cân nhắc cổ phiếu B khi chấp nhận hy sinh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ bổ sung góc nhìn từ chỉ số ROE, không có ý nghĩa kết luận.
- Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông
Như đã đề cập ở phần mở đầu, giá trị mà cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
So sánh ROE với chi phí sử dụng vốn cổ đông (Cost of equity – Ke) là cách tôi thường sử dụng.
Khi đầu tư vào một ngành rủi ro, nhà đầu tư thường yêu cầu một khoản “premium”, dẫn tới chi phí sử dụng vốn lớn hơn.
Khi tỷ suất lợi nhuận nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE < Ke), chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kỳ vọng.
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình. Nếu không, bạn đang là người chịu thiệt khi giữ cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE > Ke), cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt vượt ngoài mong đợi của cổ đông góp vốn.
- Sử dụng chỉ số ROE để nhận diện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
Các doanh nghiệp đứng đầu ngành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.
Hơn thế nữa, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ có quyền thiết lập mặt bằng giá cao hơn đối thủ khác.
Với những lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận và chỉ số ROE cao hơn so với trung bình ngành.
Ví dụ:
Như đã biết, CTCP sữa Việt Nam (Mã: VNM) với thương hiệu sữa Vinamilk đã quá quen thuộc với hàng triệu gia đình Việt.
Các trang trại bò của Vinamilk đều được nuôi theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Điều này giúp Vinamilk xây dựng thương hiệu và tạo được niềm tin với người tiêu dùng.
Với thị phần lên đến 55%, không quá ngạc nhiên khi Vinamilk có chỉ số ROE ~ 40% rất cao so với trung bình ngành Thực phẩm là 16.4%.
Trong đầu tư, việc xác định doanh nghiệp có tồn tại lợi thế cạnh tranh bền vững hay không rất quan trọng. Nó quyết định phần lớn đến sự thành công trong mỗi khoản đầu tư.
Qua ví dụ trên, có thể thấy ROE là chỉ số tuyệt vời, giúp nhanh chóng nhìn ra doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Tuy nhiên…
Theo cách tính thông thường đôi khi chưa phản ánh đúng tình trạng doanh nghiệp, do hai chỉ tiêu lợi nhuận và vốn chủ sở hữu có thể bị tác động.
- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE bằng mô hình Dupont
Bóc tách chỉ số ROE thành các yếu tố thành phần (được gọi là mô hình Dupont).
Cụ thể:
( Ảnh từ Govalue )
Có thể thấy sau khi sử dụng mô hình Dupont, để làm thay đổi chỉ số ROE doanh nghiệp có thể tác động một trong ba yếu tố cấu thành sau:
Ta thấy ROE của CTCP Hoa Sen tăng mạnh từ năm 2013 tới 2016 chủ yếu là do:
- Công ty duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính cực kỳ lớn.
- Vòng quay tài sản giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng thấp.
ROE tăng nhưng không thực sự bền vững khi HSG duy trì đòn bẩy tài chính cao và dễ chịu rủi ro, khi ngành thép là ngành có tính chu kỳ. Kết quả tất yếu đã xảy ra khi ngành thép gặp khó vào cuối năm 2018, do sự biến động trong giá nguyên liệu cũng như sự chững lại của ngành bất động sản.Hoa Sen công bố báo cáo tài chính bết bát khi hết tháng 3 năm 2019, công ty đang nợ ngân hàng 10,911 tỷ đồng.
5. Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE
Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toánQuý 1-2019, CTCP nhiệt điện Phả lại (PPC) công bố BCTC trong đó có khoản dự phòng góp vốn vào đơn vị khác hơn 210 tỷ, tăng 240% so với đầu năm. Trong đó khoản mục dự phòng đầu tư này của PPC chủ yếu là vào CTCP nhiệt điện Quảng Ninh (Mã: QTP)Chỉ trong vòng 1 tuần giao dịch trùng hợp vào đúng đợt kết thúc kỳ kế toán 31/12/2018, cổ phiếu QTP biến động rất mạnh. Đây là điểm bất thường khi cổ phiếu này gần như không có người giao dịch vào những ngày thường.Khoản trích lập dự phòng hơn 210 tỷ này như “hộp bánh” đề dành (Cookie jar reserver) của PPC sẵn sàng hoàn nhập trong tương lai khi rủi ro góp vốn vào QTP là gần như không có.Theo đó, nếu loại trừ khoản dự phòng đột biến trong quý 1/2019 thì PPC sẽ lãi 360 tỷ, tăng 90% so với cùng kỳ, ROE tương ứng 23%.Thay vì công bố lãi 243 tỷ, chỉ tăng 27% so với cùng kỳ, ROE tương ứng 20%.
Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường
Lợi nhuận không ổn định có thể gây khó khăn cho bạn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc xuất hiện các khoản thu nhập bất thường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này.Sau đây là ví dụ về CTCP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng.
Do đặc thù lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản thường phụ thuộc vào tiến độ bàn giao dự án của công ty.
Có những năm chuyển giao dự án nhiều, lợi nhuận rất đột biến. Nhưng cũng có những năm lợi nhuận rất thấp do không có dự án nào được chuyển giao.
Do đó, sẽ rất khó để xác định được kết quả kinh doanh cũng như các chỉ số tài chính của công ty trong tương lai.
Vì vậy…
Bạn nên sử dụng chỉ số ROE để tìm kiếm các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được.
V. Chỉ số P/B
1. Định nghĩa
– P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
2. Công thức tính:
P/B = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share)
Trong đó:
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu được xác định bằng: (Tổng giá trị tài sản – Tài sản cố định vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Tuy nhiên giá trị tài sản vô hình thường không được thể hiện ở phần lớn báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, do đó có thể tạm coi
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu
= (Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = Vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Xác định Giá trị ghi sổ (Book Value) dựa vào Bảng cân đối kế toán
Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Về Giá thị trường, con số này khá dễ lấy, hãy xem Lịch sử giá giao dịch của cổ phiếu
3. Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B cho biết:
Giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp?
Ví dụ: CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) hiện có P/B bằng 4,26.
Điều đó nghĩa là:
Để sở hữu cổ phiếu PNJ, nhà đầu tư chấp nhận trả gấp 4,26 lần giá trị ghi sổ.
Chỉ số P/B là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu giá rẻ, đang bị thị trường ít quan tâm đến.
Một doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao. Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến nợ phải trả (đặc biệt là nợ vay) của doanh nghiệp có ở mức cao hay không?
Bởi vì:
- Một doanh nghiệp sở hữu số nợ lớn, sẽ vô tình khiến cho Giá trị ghi sổ ở mức thấp. Dẫn tới chỉ số P/B sẽ cao.
- Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao sẽ mang lại những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm.
Với trường hợp P/B ở mức thấp:
Có nhiều lý do để chỉ số P/B ở mức thấp…
Có thể nhà đầu tư đánh giá Giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách.
Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.
Thậm chí khi mà chỉ số P/B nhỏ hơn 1, tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn cả giá trị ghi sổ. Về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản có giá trị cao hơn giá cổ phiếu tích lũy. Mặc dù trong thực tế, chiến lược này có thể sẽ không khả thi.
4. Vậy chỉ số P/B “tốt”:
Khó có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B “tốt”. Nó có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác. Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.
Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, bạn cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.
- Ví dụ về chỉ số P/B của VNM:
P/B của CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) luôn duy trì ở mức cao trong các năm qua.
Thực tế cho thấy, cổ phiếu VNM liên tục tăng giá kể từ khi niêm yết cho dù chỉ số P/B cao.
VNM là một doanh nghiệp tốt, phát triển bền vững vì thế nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn 8 đồng để đổi lấy 1 đồng vốn của VNM. Họ tin tưởng mạnh mẽ vào triển vọng phát triển dài hạn của VNM.
Một số trường hợp
Có một số công ty có chỉ số P/B rất cao nhưng lợi nhuận rất khiêm tốn, trong khi tỷ lệ P/E quá cao. Chưa kể chất lượng tài sản được đem ra tính toán (các chỉ tiêu tài chính sẽ thể hiện rõ hơn) liệu có hợp lý?
⇒ Vì vậy khi bạn mua cổ phiếu có P/B cao, hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp đó đang phát triển và có chất lượng.
- Chỉ số P/B của DQC:
CTCP Bóng đèn Điện Quang (Mã: DQC) hiện đang giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp, vì thế chỉ số P/B vào khoảng 0,52 ( số liệu từ năm 2018).
Lý do khiến DQC bị định giá thấp như vậy là do hiện tại doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc khiến kết quả kinh doanh trong thời gian qua đi xuống, khiến giá cổ phiếu đi xuống theo.
Ở tình huống này, nếu bạn cảm thấy rằng triển vọng trong tương lai không mấy sáng sủa, thì DQC sẽ không đáng để đầu tư. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy DQC sẽ có “những bước chuyển mình” trong thời gian tới, bạn sẽ có thể kiếm được khối tiền từ nó.
5. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B
Ưu điểm của chỉ số P/B
- Giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên có thể áp dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ.
- Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS biến động quá lớn, thì việc áp dụng P/B để xem xét sẽ hiệu quả hơn.
Hạn chế của chỉ số P/B
- Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác…
Đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn thì càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán với khách hàng, đối tác, hay nhà cung cấp. Điều đó giúp doanh nghiệp có 1 biên lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành và duy trì ổn định trong một thời gian dài.
Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản.
Ví dụ doanh nghiệp sở hữu 1 mảnh đất từ 5 năm trước. Hiện tại giá trị mảnh đất đã tăng gấp nhiều lần trước đây. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán sẽ chỉ thể hiện “giá gốc ban đầu” của mảnh đất mà thôi.
Hay một dây chuyền sản xuất đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng, hoạt động bình thường.
Như vậy, trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ dễ bị “đánh lừa” nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số P/B để đánh giá
VI. Hệ số Beta
1. Định nghĩa
– Chỉ số Beta (β) còn gọi là hệ số rủi ro. Đây được xem là công cụ tính toán mức độ rủi ro của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục của các nhà đầu tư. Chỉ số này thể hiện độ tương quan của biến động của danh mục hoặc cổ phiếu so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá.
2. Công thức tính hệ số Beta
Beta = Covar (Ri, Rm)/Var (Rm)
Trong đó:
- Ri: Tức là tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường VN-Index.
- Var (Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.
- Covar (Ri, Rm): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
Tỷ suất sinh lời sẽ được tính theo công thức như sau:
R = (p1 – p0)/p0
Trong đó:
P1: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên đang xét.
P0: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên trước đó.
Tuy vậy, nhà đầu tư không cần tính toán vì đa số các trang website tài chính hoặc công ty chứng khoán đều cung cấp sẵn chỉ số Beta rồi. Nếu kết quả tính hệ số Beta giữa các trang rất khác nhau thường vì họ lấy các mốc thời gian tính khác nhau.
Ví dụ:
Để tính hệ số rủi ro của chứng khoán B với tỉ suất sinh lời 20%, tỉ suất sinh lời của thị trường là 10%, tỉ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%, ta có: mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của chứng khoán B và tỉ lệ phi rủi ro sẽ là 20% – 2% = 18%. Mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của thị trường và tỉ lệ phi rủi ro là 10% – 2% = 8%.
Áp dụng công thức ta có hệ số Beta là:
Beta=18/8 = 2,25
Ở thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dựa vào sự thay đổi của thị trường (VN-Index) để phán đoán sự thay đổi trong cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư thông qua hệ số Beta như sau:
- Nếu β = 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán bằng mức độ biến động của thị trường. Tức là chứng khoán tăng trưởng đều theo bước đi của thị trường.
- Nếu β < 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ thấp hơn mức độ biến động của thị trường. Tức là chứng khoán có sự biến động ít hơn sự thay đổi của thị trường.
- Nếu β > 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán cao hơn mức độ biến động của thị trường. Có nghĩa là cổ phiếu sẽ có khả năng sinh lời cao, đồng thời mức độ rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu B = 3 tức là khi thị trường tăng 10% thì cổ phiếu B sẽ tăng 30%.
- Chỉ số β = 0: Khi một cổ phiếu có chỉ số Beta = 0 thì sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường. Nếu dấu của Beta là ( – ) thì cổ phiếu sẽ có sự biến động ngược chiều so với thị trường chứng khoán và ngược lại.
Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn
Ví dụ:
- Beta của cổ phiếu A = 1.2. Ta có thể hiểu là cổ phiếu có biến động cao hơn thị trường 20%.
- Beta của cổ phiếu B = 3. Cổ phiếu B có mức biến động cao gấp 3 lần thị trường.
Vậy trong ví dụ về chứng khoán B: Hệ số Beta > 1 đồng nghĩa với việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, mặc dù nếu đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Vì thế nhà đầu tư cần sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng theo các tiêu chí khác.
Nếu nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B. Ngược lại, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư vào chứng khoán B.
3. Ý nghĩa của hệ số Beta
Trong thị trường chứng khoán, hệ số Beta sẽ mang một số ý nghĩa sử dụng như sau:
- Phân tích hệ số Beta sẽ giúp các nhà đầu tư xác định đúng các đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị của bản thân.
- Hệ số Beta là yếu tố quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, giúp các nhà đầu tư định giá và phân tích cổ phiếu.
- Khi biết được giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được các mức độ biến động giá của cổ phiếu một doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán. Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
- Hệ số Beta thể hiện được mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của cổ phiếu (tài sản riêng lẻ) so với sự biến động chung của thị trường. Hệ số Beta sẽ thay đổi khi nền kinh tế có sự thay đổi.
Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn, được tính toán dựa trên phân tích quy hồi. Hiểu một cách đơn giản, hệ số beta thể hiện mức độ phản ứng của một mã chứng khoán đối với sự biến động của toàn thị trường.
Việc tính toán chỉ số beta có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi so sánh giá trị của hệ số beta với 1, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó tính toán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số Beta giúp các nhà đầu tư hiểu liệu cổ phiếu đó đi cùng hướng với các cổ phiếu khác trong thị trường hay không và mức độ biến động, rủi ro của nó so với thị trường.
Giá trị hệ số beta giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu đang xem xét so với mức độ biến động chung trên thị trường, từ đó có các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.
4. Ưu điểm của hệ số Beta
– Có thể giúp các nhà đầu tư hiểu trong thời điểm hiện tại, cổ phiếu có đi cùng hướng với thị trường không
– Đánh giá được mức độ biến động của cổ phiếu so với thị trường của chúng
– Hệ số Beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAMP), được tính toán dựa trên phân tích hồi quy. Nhà đầu tư thông qua mô hình này sẽ biết được liệu tài sản đó được định giá thấp hay cao hơn giá trị thực của nó.
5. Hạn chế của hệ số Beta
– Một giả thiết được đưa ra trong lý thuyết về hệ số beta, đó là tỉ suất sinh lời của cổ phiếu sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Tuy vậy, trong thực tế, thị trường tài chính thường xuyên biến động rất khó lường, và không phải lúc nào chúng cũng tuân theo phân phối chuẩn. Vì vậy, việc sử dụng hệ số rủi ro beta để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu không phải lúc nào cũng chuẩn.
Chẳng hạn, một cổ phiếu có chỉ số beta thấp (tức là mức biến động giá của nó thấp) nhưng cổ phiếu này có thể đang trong xu hướng giảm chậm rãi. Vì vậy việc thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, nhưng không làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng.
– Chiều ngược lại, một cổ phiếu có chỉ số beta cao có thể đang trong một xu hướng tăng nhanh. Vì vậy thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư có thể sẽ làm giảm mức lỗ kỳ vọng của toàn bộ danh mục, mặc dù nó sẽ làm tăng độ biến động giá của danh mục.
– Ngoài ra chỉ số Beta không cập nhật thông tin và dự báo xu hướng mới.
Ví dụ: công ty X thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đã hoạt động lâu dài và có hệ số Beta thấp. Nhưng nếu công ty này gia nhập vào một ngành mới thì hệ số Beta của cổ phiếu này vào thời điểm đó sẽ không phản ánh đầy đủ được mức độ rủi ro của cổ phiếu X nữa.
Vậy chúng ta có thể rút ra một điều: Beta sẽ thích hợp với các nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn hơn là dài hạn.
0 Bình luận