Cổ tức
Khái niệm
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.
Việc chi trả cổ tức dù đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông.
Mỗi năm công ty sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra một số lợi nhuận sau thuế nhất định:
Một phần của số lợi nhuận đó sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trích lập các quỹ dự phòng và được gọi là lợi nhuận được giữ lại.
Phần lợi nhuận còn lại sẽ được trả cho cổ đông và được gọi là cổ tức cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm
Phân loại cổ tức
Cổ tức cổ phần ưu đãi
Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của m cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Cổ tức cổ phần phổ thông
Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.
Ưu – Nhược điểm các hình thức chi trả cổ tức
Ưu điểm:
Cổ tức bằng tiền mặt:
Mang lại cảm giác chắc chắn cho cổ đông khi tìm kiếm lợi nhuận trong đầu tư cổ phiếu. Đối với những nhà đầu tư phòng thủ thì việc nhận tiền mặt từ công ty, mang tính đảm bảo hơn nhiều so với việc công ty giữ lại tiền và chạy theo những cơ hội “hào nhoáng” nhưng không chắc chắn.
Chứng minh là công ty có dòng tiền vững mạnh, an toàn khi đầu tư. Cần lưu ý xem xét thời gian chi trả trong thời gian dài, ổn định và có sự tăng trưởng cổ tức, cẩn thận với các công ty vay nợ để trả tiền cổ tức
Cổ tức bằng cổ phiếu:
Đối với cổ phiếu ít thanh khoản thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường, làm giảm rủi ro thanh khoản, cũng như làm giảm thị giá giúp nhà đầu tư khác có thể dễ dàng mua cổ phiếu, do đó giá cổ phiếu sẽ tăng.
NĐT tránh bị đánh thuế 2 lần so với thuế đánh vào cổ tức bằng tiền mặt.
Công ty có thể giữ lại tiền để khắc phục khó khăn, hoặc mở rộng sản xuất, đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đông.
Nhược điểm:
Cổ tức bằng tiền mặt:
Chịu thuế 2 lần. Lần đầu là thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện tại là 20-22%), tuy nhiên tùy ngành nghề đặc thù vùng miền mà có những ưu đãi về thuế riêng. Thuế thứ 2 là thuế thu nhập cá nhân cho phần cổ tức là 5%. Khi công ty trả cổ tức 2.000 đồng, bạn thực nhận chỉ là 1.900 đồng.
Đối với công ty đang khó khăn về tài chính, hay công ty đang giai đoạn phát triển nhanh, mở rộng thì trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong doanh nghiệp khiến doanh nghiệp thiếu hụt tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Cổ tức bằng cổ phiếu:
Đối với cổ phiếu ít thanh khoản thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường, làm giảm rủi ro thanh khoản,cũng như làm giảm thị giá giúp nhà đầu tư khác có thể dễ dàng mua cổ phiếu, do đó giá cổ phiếu sẽ tăng.
NĐT tránh bị đánh thuế 2 lần so với thuế đánh vào cổ tức bằng tiền mặt.
Công ty có thể giữ lại tiền để khắc phục khó khăn, hoặc mở rộng sản xuất, đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đông
Các chỉ số về cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ phần trăm (%) giữa Cổ tức bằng tiền chia cho Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (hay Cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thường/EPS).
Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức hợp lý khi 2 vấn đề sau đây được đảm bảo:
Thứ nhất, công ty được bổ sung đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Thứ hai, công ty đảm bảo vẫn giữ được tỷ suất sinh lợi trên vốn (ví dụ như tỷ lệ ROE)
Giả sử công ty A có vốn chủ sở hữu là 100 tỷ. Lợi nhuận năm 2020 là 20 tỷ, tương ứng tỷ lệ ROE 20%.
Công ty A dự kiến sẽ chi 10 tỷ để chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương tỷ lệ chi trả cổ tức là 50%.
Sau khi trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 2 tỷ (tương đương, 10% lợi nhuận), số tiền còn lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu là: 20 – 10 – 2 = 8 tỷ.
Vốn chủ sở hữu cho năm tiếp theo là 108 tỷ.
Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức (Dividend yield) là tỷ suất sinh lợi mà bạn có thể nhận được từ cổ tức nếu mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại.
Ví dụ:
Cổ phiếu VNM dự kiến trả cổ tức trong năm 2022 tổng cộng là 30%, tương ứng 3.000đ/cổ phiếu.
Giá đóng cửa của VNM tại ngày 11/12/2018 là 89.600đ/cổ phiếu.
Khi đó: Dividend yield = 3.000/89.600 = 3.34%
Dividend yield là một trong những chỉ số quan trọng thường được sử dụng khi định giá doanh nghiệp, bao gồm:
- P/E
- P/B
- P/Sales
- P/FCF
- EV/EBITDA
- Dividend yield
Tâm lý chung của nhà đầu tư là:
“Cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt bao giờ cũng tốt hơn cổ phiếu không trả cổ tức tiền mặt”
Do đó, một cổ phiếu có tỷ lệ Dividend yield càng cao thì giá trị định giá cũng cao tương ứng. Chẳng hạn, một cổ phiếu có tỷ lệ Dividend yield cao hơn so với trung bình ngành thì cổ phiếu đó cũng được coi là “rẻ” tương đối.
Định giá cổ phiếu bằng chiết khấu dòng cổ tức
Đối với các nhà đầu tư giá trị, khi họ đầu tư mua cổ phiếu, họ sẽ kì vọng nhận được hai loại dòng tiền…
…Đó là, dòng tiền cổ tức nhận được trong thời gian nắm giữ và dòng tiền nhận được khi bán cổ phiếu.
Nhưng giá bán của cổ phiếu lại phụ thuộc vào dòng cổ tức mà cổ phiếu đó đem lại trong tương lai.
Vì vậy, bạn cần nắm vững cách chiết khấu dòng cổ tức về hiện tại như thế nào nhé.
Phương pháp chiết khấu có 2 mô hình chính gồm:
- Mô hình cổ tức một giai đoạn
- Mô hình cổ tức trong nhiều giai đoạn
Mô hình cổ tức một giai đoạn
Công thức tính:
Trong đó:
- Vo: giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay, tại t = 0
- P1: giá kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu tại t = 1
- D1: cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu cho năm 1, giả định sẽ được trả vào cuối năm t = 1
- r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu A, với kì vọng sau 1 năm nhận cổ tức 2.000đ/cp, bán được với giá 50.000đ/p. Và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 8%.
Giá trị hiện tại của cổ phiếu là:
Vo = (2.000 + 50.000) / (1 + 8%) ^ 1 = 48.150 đồng/cp
Mô hình cổ tức nhiều giai đoạn
Mô hình này là phần mở rộng cho mô hình nắm giữ năm một năm hay hai năm. Khác biệt chính là số kỳ nắm giữ cổ phiếu, với t = n năm.
Công thức tính:
Vo: giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay, tại t = 0
Pn: giá kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu tại t = n
Dt: cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu cho năm n, giả định sẽ được trả vào cuối năm t = n
r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Ví dụ: Nhà đầu tư A nắm giữ cổ phiếu X trong 4 năm, với cổ tức kì vọng:
Năm 1: 2.000đ/cp
Năm 2: 3.000đ/cp
Năm 3: 2.500đ/cp
Năm 4: 3.500đ/cp
Giá bán kỳ vọng năm thứ 4 là 100.000đ, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 9%.
Áp dụng công thức trên thì:
Giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm trong ngày GDKHQ
Bạn có thể áp dụng công thức tổng quát dưới đây của Go Value trong nhiều trường hợp:
- Trả cổ tức bằng tiền
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu
- Phát hành thêm cổ phiếu
- Chia tách cổ phiếu
Công thức tổng quát:
Trong đó:
- P: Giá hiện tại
- P_dc: Giá điều chỉnh
- P_ph: Giá cổ phiếu phát hành thêm
- m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm
- n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng)
- D: cổ tức bằng tiền mặt
Ví dụ:
Giả sử cổ phiếu XYZ có giá đóng cửa ngày 7/1/2020 là 30.000 đ/cổ phiếu. Ngày 8/1/2020 là ngày GDKHQ của cổ phiếu XYZ với các quyền sau:
- Cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%/mệnh giá: tương đương 1.500đ/cổ phiếu
- Cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:10 (hay 10%)
- Phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 với mức giá 20.000đ/cổ phiếu
Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu XYZ tại ngày 8/1/2020 sẽ được tính như sau:
Hay: giá điều chỉnh là 25.000 đ/cổ phiếu.
Quan điểm về giá trị
Khái niệm
Giá trị tiếng Anh là Value. Giá trị được hiểu đơn giản là tiền tệ, vật chất hoặc giá trị được đánh giá của một tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá trị sẽ gắn liền với vô số khái niệm khác, bao gồm lợi ích cổ đông, giá trị của một công ty, giá trị hợp lí, giá trị sổ sách, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng, giá trị thị trường, giá trị thị trường tư nhân, cổ phiếu giá trị, đầu tư giá trị, giá trị nội tại, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng kinh tế, chuỗi giá trị, đề xuất giá trị và những thứ khác.
Lợi ích cổ đông:
Lợi ích cổ đông được hiểu cơ bản là lợi ích được phân phối cho chủ sở hữu cổ phần của một tập đoàn nhờ khả năng quản lí để tăng doanh số, thu nhập và dòng tiền tự do, dẫn đến việc tăng cổ tức và lãi về vốn (capital gain) cho các cổ đông (shareholder).
Nếu lợi ích này được tạo ra, đặc biệt là trong dài hạn, giá cổ phiếu tăng và công ty có thể trả cổ tức bằng tiền (Cash Dividend) nhiều hơn cho các cổ đông. Đặc biệt việc sáp nhập có xu hướng tạo ra sự gia tăng mạnh về lợi ích cổ đông.
Giá trị hợp lý:
Giá trị hợp lí trong kế toán được hiểu là giá có thể được giao dịch tự nguyện, giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong giao dịch ngang giá.
Giá cả được coi là hợp lý phải xoay quanh giá trị (giá trị kinh tế thực) và biểu hiện ra bên ngoài ở sự ngang giá.
Giá trị sổ sách của một cổ phần:
Giá trị sổ sách của một cổ phần theo nghĩa đen có nghĩa là giá trị của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được phản ánh qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Theo lí thuyết, giá trị sổ sách của một cổ phần thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Đây sẽ là khoản tiền mà các chủ nợ và cổ đông công ty có thể nhận được trong trường hợp cong ty bị giải thể, phá sản…
Giá trị doanh nghiệp:
Có nhiều cách định nghĩa về giá trị doanh nghiệp như sau:
+ Từ góc độ thị trường, giá trị doanh nghiệp là thước đo tổng giá trị của một công ty, thường được sử dụng như một sự thay thế toàn diện hơn cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (hay giá trị vốn hóa thị trường).
+ Theo quan niệm của học thuyết Mác, giá trị doanh nghiệp được hiểu là giá trị của toàn bộ các tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp.
+ Còn theo quan niệm của các nhà kinh tế học theo trường phái lợi ích, giá trị doanh nghiệp được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai.
Giá trị tài sản ròng:
Giá trị tài sản ròng sẽ được sử dụng để đại diện cho giá trị ròng của một thực thể và được tính bằng tổng giá trị của các tài sản trên trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả.
Giá trị thị trường:
Giá trị thị trường trong định giá được hiểu là số tiền trao đổi ước tính về một tài sản vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai mà tại đó các bên cùng hành động một cách khách quan, hiểu biết và không bị ép buộc.
Cổ phiếu giá trị:
Cổ phiếu giá trị được hiểu là một cổ phiếu giao dịch ở mức giá thấp hơn so với các yếu tố cơ bản của nó, chẳng hạn như cổ tức, thu nhập hoặc doanh thu, làm cho nó hấp dẫn các chủ thể là các nhà đầu tư giá trị.
Cũng có thể hiểu rằng, cổ phiếu giá trị là loại cổ phiếu của các công ty mà nhà đầu tư cho là bị đánh giá thấp và giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị thị trường của chúng.
Giá trị nội tại:
Giá trị nội tại là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó.
Giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm được hiểu cơ bản là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Giá trị gia tăng kinh tế:
Giá trị gia tăng kinh tế chính là một thước đo hiệu quả tài chính của công ty dựa trên tài sản còn lại được tính bằng cách trừ chi phí vốn khỏi lợi nhuận hoạt động, được điều chỉnh cho thuế dựa trên tiền mặt.
Bẫy giá trị trong đầu tư chứng khoán
Bẫy giá trị hay còn gọi là Value Trap, là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong chứng khoán khi một khoản đầu tư hay cổ phiếu được định giá rẻ vì các thông số định giá thấp. Chẳng hạn như chỉ số P/E (đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường và lãi thu được trên mỗi cổ phiếu), P/CF (hệ số giá trên dòng tiền) hoặc hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) thấp trong một thời gian nhất định.
Đối với nhà đầu tư, hệ số P/B và P/E là các công cụ giúp hỗ trợ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà thị trường bỏ qua. Khi P/E và P/B thấp là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hơn so với giá trị. Đây sẽ là cơ sở để nhận định cổ phiếu có khả năng tăng giá, nhà đầu tư nên mua vào.
P/B thấp cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện, lợi nhuận tăng trưởng, giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. Trong trường hợp khác, khi cổ phiếu duy trì P/B <1, có thể các nhà đầu tư đang đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp thấp hơn so với giá trị ghi sổ.
Có nhiều nguyên nhân để doanh nghiệp có P/E thấp ở một thời điểm. Một công ty có các hệ số giá dòng tiền, thu nhập hoặc giá trị sổ sách thấp trong khoảng thời gian dài có thể không sinh lợi trong tương lai, ngay cả khi mã cổ phiếu đó có giá có vẻ rất hấp dẫn. Cổ phiếu có thể trở thành bẫy giá trị cho các nhà đầu tư nếu công ty đó không có cải tiến nào trong lợi thế cạnh tranh, khả năng kiểm soát chi phí, khả năng đổi mới, quản lý điều hành.
0 Bình luận