Chính sách Tiền tệ là gì
Chính sách tiền tệ (tiếng Anh là Monetary Policy) là các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương thông qua các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở… để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế.
Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ gồm 2 dạng: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng.
- Chính sách tiền tệ mở rộng bao gồm các biện pháp như là tăng cung tiền hoặc tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; giảm lãi suất hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua trên thị trường mở (OMO). Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: bao gồm các biện pháp như giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; Tăng lãi suất/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và Bán ở trên thị trường mở OMO. Mục tiêu: kiềm chế lạm phát và bong bóng.
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chúng ta hãy cùng xem tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới nền kinh tế đó là như thế nào?
Các tín hiệu của chính sách tiền tệ mở rộng như là giảm lãi suất hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cung tiền, tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hoặc mua ở trên thị trường mở thì thông qua các kênh này, tiền sẽ chảy đến tiêu dùng sản xuất và thị trường chứng khoán, và kết quả đó là thị trường chứng khoán tăng.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Các tín hiệu như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng và bán ở trên thị trường mở thì thông qua cách này, tiền sẽ rút ra khỏi tiêu dùng, sản xuất và cả thị trường chứng khoán. Kết quả, hệ quả đó là thị trường chứng khoán giảm.
Sự tương quan giữa các yếu tố của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán
Chúng ta hãy cùng xem qua một số ví dụ để chứng minh sự tương quan giữa các yếu tố của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán. Đầu tiên, đó là dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc
Thực tế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì mỗi khi ngân hàng nhà nước thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều khiến cho thị trường chứng khoán giảm sâu và ngược lại khi ngân hàng nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều hỗ trợ giúp cho thị trường chứng khoán tăng mạnh.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tỷ lệ nghịch với xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam
Tăng trưởng tín dụng
Năm 2008, tín dụng tăng trưởng mức cao từ 30-37.7%/ năm khiến cho bùng nổ bong bóng tín dụng, tiềm ẩn nợ xấu và nguy cơ cho nền kinh tế. Chứng khoán cũng đạt đỉnh và giảm ngay sau đó. Có thể thấy rằng đỉnh tín dụng cũng khá gần với đỉnh chứng khoán. Việc tăng trưởng ở mức cao dẫn đến hệ quả là một phần tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán khiến cho lượng cung mạnh lên đẩy thị trường chứng khoán đạt lên đỉnh. Đến năm 2012, tín dụng ở mức thấp do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên họ không có nhu cầu mở rộng sản xuất, không có nhu cầu vay tín dụng, nền kinh tế tạo đáy và thị trường chứng khoán cũng tạo đáy và sau đó đi lên.
Từ năm 2013-nay, tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng trở lại, doanh nghiệp đã kinh doanh được có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến một hệ quả là kinh tế tăng trưởng trở lại và thị trường chứng khoán cũng tăng.
Lãi suất
Hãy cùng xem xét yếu tố lãi suất tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào. Năm 2005, lãi suất ở mặt bằng thấp từ 6-7% / năm . Nhà đầu tư nhận ra đây là chi phí vay khá là rẻ giúp cho hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ quả là kinh tế phát triển. Một dòng tiền nhàn rỗi cũng được đổ vào thị trường chứng khoán khiến cho thị trường chứng khoán tăng bởi vì lúc đấy lãi suất tiết kiệm thấp và nhà đầu tư chọn kênh sinh lời tốt hơn ở trên thị trường chứng khoán. Đến năm 2008, lãi suất bắt đầu ở mặt bằng cao với mức là 14-25%/năm khiến cho doanh nghiệp phải giảm khi quy mô sản xuất kinh doanh. Kinh tế bắt đầu bị kìm hãm đà tăng trở lại và thị trường chứng khoán bắt đầu giảm. Dòng tiền trên thị trường chứng khoán rút ra sang kênh an toàn có lãi suất cao hơn về mặt danh nghĩa. Đến năm 2009, lãi suất thấp lại, thị trường chứng khoán có sự phục hồi.
Từ năm 2010-2011, lãi suất cao tầm 13%, trong khi đó lãi suất cho vay từ 15-25%, thì chứng khoán lại có hiện tượng giảm lại. Và từ năm 2014 – nay, lãi suất duy trì ở mức ổn định ở mức thấp và thị trường chứng khoán bắt đầu duy trì đà tăng và phục hồi trở lại.
Lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới hay tiêu biểu là FED cũng có tác động lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các hoạt động tăng/giảm lãi suất. Bằng việc tăng/giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, SBV sẽ có những hoạt động mua vào/bán ra ngoại tệ nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá từ đó tác động đến cung tiền trong nền kinh tế và tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán.
Tỷ giá
Ngoài ra, còn một số công cụ phụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước cũng có tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán đó chính là công cụ tỷ giá hối đoái. Về mặt bản chất, tỷ giá hối đoái đó là ngân hàng nhà nước sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để tiến hành mua bán trên thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đó là tác động trực tiếp đến tương quan giá trị của Việt Nam đồng và các ngoại tệ khác.
Nếu chúng ta nhìn trên bản đồ sẽ thấy một số tương quan giữa tỷ giá và thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi tỷ giá tăng mạnh thì TTCK có xu hướng giảm và khi tỷ giá ổn định giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ khác và đặc biệt là đô la Mỹ thì thị trường chứng khoán lại có xu hướng đi ngang và ổn định. Các công cụ điều tiết tỷ giá bao gồm tỷ giá tham chiếu bình quân, biên độ tỷ giá và thị trường ngoại hối. Ngoài ra việc tỷ giá thay đổi còn tác động trực tiếp đến hai nhóm ngành đó là các doanh nghiệp niêm yết có hoạt động xuất nhập khẩu hoặc vay nợ bằng ngoại tệ. Thứ hai là sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc là rút vốn trong ngắn hạn và trung hạn của các Quỹ đầu tư nước ngoài.
Một số tương quan giữa tỷ giá và thị trường chứng khoán Việt Nam
FDI cũng là một yếu tố chúng ta cũng cần phải lưu ý khi mà tham gia đầu tư chứng khoán bởi vì nó có tác động tới thị trường. Khi FDI và FII càng cao, thì sẽ giúp cho hỗ trợ nền kinh tế và tăng nguồn ngoại tệ và giúp cho nhà nước ổn định tỷ giá được dễ dàng hơn và điều này giúp cho thị trường chứng khoán tăng và ngược lại.
Một ví dụ về việc vốn đầu tư nước ngoài tác động thế nào đến thị trường chứng khoán: Khi dòng vốn FDI và FII đột ngột đổ mạnh vào thị trường Việt Nam như trong giai đoạn Covid 19 đã khiến lượng cung USD trên thị trường Việt Nam tăng lên một các đột ngột, điều này tác động lớn đến tỷ giá hối đoái buộc SBV phải có những hành động như tăng mua USD trên thị trường tự do, điều này khiến lượng cung tiền VND trong nền kinh tế gia tăng một cách đáng kể. Cũng là động lực thúc đẩy cho sự hưng thịnh của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm 2020-2021.
0 Bình luận