1. Phân tích tương quan (Leading Indicators)

Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định. Sự tương quan đó ánh xạ thành một giá trị đại diện xác định. Nếu sự tăng giá là lớn hơn sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này nhỏ. Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bao nhiêu. Tên tiếng anh của nhóm phương pháp này là Leading Indicators – leading có nghĩa là dẫn dắt hàm ý chỉ ra sự tăng giá hay sự giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẫn dắt diễn biến của thị trường.

Ví dụ điển hình của nhóm phương pháp này là phương pháp RSI. Để tính RSI trên dữ liệu giá cổ phiếu Doanh nghiệp trong 5 phiên như ví dụ:

Giá Chứng khoán trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã Chứng khoán Doanh nghiệp

Ngày Giá  Thay đổi %thay đổi Khối lượng
 18/05  76.000  2.000  2,70%  56.350
 17/05  74.000  2.000  2,78%  36.190
 16/05  72.000  -3.500  -4,64%  43.350
 15/05  75.500  3.500  4,86%  30.550
 14/05  72.000  3.000  4,35%  52.750

(Nguồn SSI)

Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên

AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100

Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên

AL = (3.500) / 5 = 700

Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy chuẩn về thang 100 sẽ tính được RSI là:

RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75

Căn cứ vào tiêu chuẩn của RSI khi giá trị lớn hơn 70, có thể kết luận sự tăng giá đang dẫn dắt thị trường với sức mạnh nghiêng về sự tăng giá. Xét ví dụ về một phương pháp phân tích tương quan là đồ thị RSI của Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai – Doanh nghiệp.

(1) Sớm phản ánh sức tăng giá mạnh của thị trường, tại nơi mà RSI vượt qua 70 sức mua vào rất lớn, giá cả tăng vọt. Trạng thái này gọi là oversold.

(2) RSI vượt qua giá trị 50 phản ánh sức mua đang thắng thế trên thị trường, giá cả đang tăng lên nhưng chưa mạnh. Phân tích tương quan là căn cứ để Nhà đầu tư nhận biết các tín hiệu mua và bán. Sử dụng phân tích tương quan khi thị trường đang ở trạng thái biến động dập dềnh là một ý kiến tốt. Đối với thị trường biến động có xu thế, các tín hiệu mua và bán của phân tích tương quan sẽ chính xác hơn nếu tuân theo xu thế chung của thị trường: mua khi giá đang lên và bán khi giá đang xuống. Chi tiến hơn về sử dụng phân tích tương quan sẽ được nêu trong các phần sau.

2. Phân tích xu thế (Lagging Indicators)

Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ xác định. Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”. Theo cách đó nếu chỉ dựa vào một giá trị tính toán được của phương pháp này thì không đủ để nhận định xu thế của thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ khác nhau để vẽ nên đường xu thế của thị trường (Xem lại ví dụ ở phần đầu về công ty cổ phần nhựa Đồng Nai).

Các phương pháp phân tích xu thế có tính chất trễ nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra – vì vậy tên tiếng Anh của phương pháp này là Lagging Indicators với lagging có nghĩa là trễ.

Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán cho các Nhà đầu tư nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung tính chất đúng đắn trong các quyết định mua và bán của Nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường biến động dập dềnh sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu thế.

3. Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế 

Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường. Những cảnh báo sớm này tỏ giúp cho các Nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra quyết định mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan.

Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho Nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích xu thế sẽ được nêu trong bài viết phần sau.

                                                                                       Dương Thanh Nhàn


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds