Để các bạn có thể tiếp cận gần hơn với thị trường hàng hóa cũng như chứng khoán dưới góc độ một nhà giao dịch thực sự. CLB SCUE xin giới thiệu loạt bài về Phân tích kỹ thuật ứng dụng trong giao dịch hàng hóa và chứng khoán.

Giá cả của một chứng khoán là kết quả sinh ra từ quyết định của cả bên mua và bên bán trong một giao dịch. Người mua tin tưởng rằng giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn; ngược lại bên bán nghĩ rằng giá sẽ đi xuống. Những quyết định này sẽ được kết hợp với nhau tại cùng một thời điểm tạo thành một giao dịch và cho ra một mức giá xác định.
Khi bên mua và bên bán thực hiện giao dịch, những ảnh hưởng của các quyết định mua, bán sẽ được lan truyền- ngoại trừ các giao dịch đảo vị thế khi muốn chấm dứt giao dịch. Vì thế, sẽ có hai khía cạnh trong mỗi giao dịch hàng hóa: 1/ Mỗi giao dịch đang tồn tại cuối cùng phải có một hành động đảo ngược vị thế trên thị trường để đóng giao dịch, và 2/ Một giao dịch xảy ra có tác động nhất định đến các giao dịch khác trong thị trường.
Chúng ta có thể chia phản ứng của các nhà giao dịch trước biến động giá thành 3 nhóm cơ bản luôn xuất hiện trong thị trường:
1/ Những nhà giao dịch đang có vị thế mua
2/ Những nhà giao dịch đang có vị thế bán
3/ Những nhà giao dịch chưa mở vị thế nhưng đang theo dõi thị trường.
Những nhà giao dịch trong nhóm thứ ba là tập hợp của những quan điểm khác nhau về xu hướng sắp tới của thị trường. Một số thì cho rằng thị trường sẽ đi lên, một số khác thì nghĩ là thị trường sẽ lao dốc. Nhưng họ đều thiếu những chứng cứ thuyết phục cho những nhận định đó và vì thế họ sẽ đứng ngoài thị trường.
Sự ảnh hưởng của tâm lý con người lên giá của hợp đồng tương lai có thể được thấy bằng cách xem xét sự thay đổi trong tâm lý của thị trường trong một chu kỳ từ một đáy cũ tới một đáy mới.
Mẫu hình giá cơ bản
Giả sử rằng giá sẽ dịch chuyển trong một khung giá hẹp (giữa điểm A và B trên đồ thị). Khi nhận thấy một sự dịch chuyển ngang của giá, những nhà giao dịch đang ở vị thế mua sẽ có thể mua vào thêm các hợp đồng nếu giá vượt lên trên vùng giá này. Họ có thể thậm chí sẽ đặt các lệnh chờ mua để mua tại điểm B, khi mà có các dấu hiệu cho thấy là xu hướng tăng được củng cố.
Nhưng khi đó cũng tồn tại khả năng giá có thể sẽ đi xuống dưới vùng giao dịch đi ngang. Vì thế chính các nhà giao dịch đang có vị thế mua sẽ hành động bằng cách đặt các lệnh chờ bán tại mức giá dưới điểm A để giới hạn mức lỗ của họ.
Những nhà giao dịch đang ở vị thế bán có hành động ngược lại hoàn toàn so với những đồng nghiệp của họ ở vị thế mua. Nếu giá vượt lên trên vùng giao dịch đi ngang, họ sẽ hạn chế lỗ bằng các lệnh chờ mua trên điểm B. Và họ sẽ bán thêm các hợp đồng nếu giá đi xuống bên dưới A với các lệnh chờ bán ngay dưới điểm A.
Nhóm thứ ba đang ở ngoài thị trường và quan sát những tín hiệu để chắc chắn rằng họ nên theo vị thế mua hay bán. Nhóm thứ ba này có thể đặt các lệnh chờ mua ngay trên điểm B, bởi vì khi điểm B bị xuyên thủng thì như là tín hiệu rằng có thể xu hướng đi lên sẽ hình thành. Ngược lại, họ cũng có thể có các lệnh chờ bán ngay dưới điểm A.
Giả sử giá tăng vọt đến điểm C.
Nếu vùng giá giữa A và B thì tương đối hẹp và thời gian giá dịch chuyển trong vùng khá lâu thì có thể sự tích lũy của các lệnh chờ mua bên trên B sẽ là rất lớn. Hơn nữa, khi giá phá vỡ và vượt lên trên B, một tín hiệu của xu hướng lên của thị trường, các môi giới sẽ thông báo ngay với các khách hàng của họ về tín hiệu này, kết quả là sẽ có một lượng lớn các lệnh được đưa vào thị trường. Khi các nhà giao dịch giữ vị thế mua đã đạt được một mức lợi nhuận nhất định, họ sẽ quyết định chốt lời một phần và quá trình này sẽ khiến giá từ đỉnh C rơi xuống đỉnh D, đây cũng là một tâm lý thường thấy trong thị trường.
Một bộ phận các nhà đầu từ ở nhóm một, tức là nhóm nắm giữ các vị thế mua khi giá đang đi ngang giữa A và B đã không mở thêm các vị thế mua khi giá vượt lên B và tiến đến C. Bây giờ, khi giá điều chỉnh quay lại điểm D, họ có thể sẽ quyết tâm hơn để mở các vị thế. Hành động này gọi là mua khi giá điều chỉnh. Kết quả là sẽ có một lượng vị thế mua lớn vào thị trường khi giá điều chỉnh xuống.
Các nhà giao dịch mở vị thế bán khi giá đang đi ngang trong vùng A-B cũng chứng kiến giá tăng mạnh đến điểm C và rồi điều chỉnh giảm dần lại mưc giá mà họ đã mở vị thế bán. Nếu trước đó họ không đặt một lệnh cắt lỗ khi giá tăng vượt lên B, thì bây giờ họ sẽ có nhiều động lực hơn để đặt lệnh đảo vị thế bán, tức là lệnh mua để cắt lỗ.
Và các nhà giao dịch còn đứng ngoài thị trường thì sẽ tranh thủ cơ hội giá điều chỉnh trong một xu hướng tăng để mở các vị thê mua.
Có một sự thay đổi tâm lý căn bản của cả 3 nhóm nhà giao dịch khi chứng kiến giá tăng từ A đến C. Và khi giá điều chỉnh giảm sau đó, chúng ta có thể mong đợi một lực hỗ trợ từ cả 3 nhóm nhà giao dịch. (Vùng hỗ trợ trên đồ thị sẽ là vùng mà tại đó sẽ xuất hiện một lực mua đủ lớn để ngăn cho giá tiếp tục giảm thêm) Khi sự hỗ trợ ngày càng tăng lên, thị trường lại tăng trở lại C. Khi đó, thị trường lấy lại đà tăng của mình và tiến đến điểm E trên đồ thị.
Như vậy, với mỗi khi thị trường điều chỉnh, ta sẽ có các lực hỗ trợ:
1/ Những nhà giao dịch đang có vị thế mua sẽ tiếp tục mở thêm các vị thế mới
2/ Những nhà giao dịch đang ở vị thê bán và muốn đảo vị thế khi họ nhận định đây chỉ là đợt điều chỉnh giá xuống trong ngăn hạn
3/ Những nhà giao dịch mới tham gia thị trường và cho rằng xu hướng chính là tăng
Kết quả của những phản ứng giá của các nhà giao dịch sẽ tạo nên các đỉnh và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và các đáy của các đợt điều chỉnh, đáy sau sẽ cao hơn đáy trước. Nhìn tổng quát thì giống như các đợt song với đỉnh và đáy cao hơn. Những đỉnh và đáy như vậy sẽ tạo nên một xu hướng đi lên chính.
Nhưng đôi khi tâm lý sẽ có sự thay đổi rất khó nhận biết. Nhóm nhà giao dịch thứ nhất với vị thế mua không còn động lực để mở thêm vị thế mua nữa. Thực tế, họ đang tìm kiếm cơ hội để chốt lời sau một xu hướng tăng đáng kể. Nhóm thứ hai, khi mà xu hướng tăng đã hình thành khá lâu thì những nhà giao dịch với vị thế mở bán hiện tại càng ngày càng bảo thủ hơn và họ sẽ dần không còn là lực đỡ cho thị trường khi giá điều chỉnh xuống, tức là không còn muốn đảo thành vị thế mua.
Nhóm thứ ba, những nhà giao dịch chưa tham gia vào thị trường, luc này họ sẽ giảm bớt động lực bởi vì họ cho rằng đợt tăng nhiều nhất trong xu hướng tăng đã qua đi. Họ sẽ cảm thấy rủi ro quá lớn khi vào thị trường ngay lúc này với vị thế mua khi mà khả năng tăng tiếp tục so với khả năng thị trường đảo chiều đi xuống là khá nhỏ. Thực tế, họ đang tìm một cơ hội để mở vị thế bán.
Khi thị trường cho thấy rằng thiếu hẳn các lực hỗ trợ khi giá điều chỉnh, nhất là khi giá đã tăng đáng kể, đó là dấu hiệu đầu tiên trong sự thay đổi tâm lý cơ bản của thị trường. Sự sụt giảm từ điểm I đến điểm J là một tín hiệu cho nhịp điệu mới của thị trường. Những lực đỡ trước kia đã không còn mà giờ trở thành lực cản cho xu hướng tăng. (Vùng kháng cự thì ngược lại với vùng hổ trợ. Vùng kháng cự là vùng giá trên đồ thị mà lực bán mạnh dự kiên sẽ xuất hiện và tạo thành một trần ngăn chặn sự tăng giá và có thể làm giá giảm lại)
Xu hướng giảm
Đến thời điểm hiện tại thì bức tranh toàn cục đã thay đổi. Khi giá tăng trở lại từ điểm J đến điểm K, những nhà giao dịch với vị thế mở trước đó sẽ chốt lời bằng việc thưc hiện vị thế đảo bán. Hầu hết những nhà giao dịch chủ động với vị thế bán đã đảo vị thế trước đó, vì thế sẽ không có lực mua đáng kể đến từ nhóm nhà giao dịch này. Thực tê, khi đã thấy giá tăng đáng kể, họ có thể sẽ muốn tăng thêm cac vị thể bán.
Nếu sự tăng giá trở lại này không thể thiết lập một định mới cao hơn đỉnh cũ thì sự thất bại này được các nhà giao dịch chuyên nghiệp đánh giá như là một tín hiệu cho sự bắt đầu của một của một xu hướng đi xuống hoặc đi ngang. Điều này sẽ càng chắc chắn hơn nếu đỉnh K chỉ xấp xỉ bằng với đỉnh G.
Nếu khối lượng giao dịch cũng giảm khi co sự tăng trở lại từ J đến K thì đó là một tín hiệu khác cho thấy là lực mua vào đã cạn kiệt và đó chỉ là những lệnh mua để đảo vị thế bán.
Khi đó thì lực chốt lời và lực mở vị thế bán sẽ làm cho thị trường giảm từ điểm K. Một xu hướng giảm mạnh sẽ có nhiều khả năng xảy ra khi thị trường hình thành một đáy mới thấp hơn, tức là xuyên thủng vùng hổ trợ trước đây tại điểm J.
Trong một thị trường đi xuống, tâm lý của các nhà giao dịch trong mỗi nhóm sẽ trái ngược hoàn toàn với khi thị trường đi lên. Mỗi một sự đi xuống sẽ làm cho các nhà giao dịch có vị thế bán càng tư tin hơn trong khi đó sẽ làm các nhà giao dịch giữ vị thế bán dao động, lo sợ. Với tâm lý trái ngược thì mẫu hình giá cua thị trường đi xuống cũng trái ngược. Xu hướng đi xuống chính sẽ được tạo thành từ một loạt các đáy và các đỉnh thấp dần.
Và như thế, thị trường sẽ tiếp tục chuyển từ tăng sang giảm để hoàn thành một chu kỳ.
Với một sự hiểu biết cơ bản về tâm lý của các nhà giao dịch qua các giai đoạn thị trường, một nhà giao dịch sẽ được trang bị tốt hơn để tiếp cận với các mẫu hình giá. Khi bạn phân tích đồ thị, tiếp cận chúng với khái niệm rằng các đồ thị là sự phản ánh ý kiến, tâm lý của con người về những biến động trong giá và giá đó là kết quả của sự tương quan cung và cầu. Khả năng đánh giá tâm lý thị trường sẽ quyết định sự thành công của một người phân tích đồ thị.
Biên tập và tổng hợp: Ban Nội dung CLB SCUE
0 Bình luận