Contact Information

Facebook Icon Link

Kết nối với chúng tôi

Trên thị trường chứng khoán, thứ giết chết chúng ta là “cảm xúc”

– Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng công ty chứng khoán SSI – 

Khái niệm

Thiên kiến xác nhận (confirmation bias) là hiện tượng tâm lý khi người ta chỉ tìm những thông tin, chi tiết, dữ liệu hỗ trợ cho ý kiến của bản thân và vô thức (hoặc cố ý) bỏ qua những thông tin trái chiều. Thiên kiến này ảnh hưởng đến quyết định của con người ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, và đặc biệt có những tác động rõ ràng đến những quyết định trong môi trường tài chính.

Thiên kiến xác nhận

Thiên kiến xác nhận trong đầu tư chứng khoán là gì ?

Nguyên nhân

Vậy tại sao “thiên kiến xác nhận” tồn tại ? Các chuyên gia đề ra hàng tá nguyên do cho cho hiện tượng tâm lý này nhưng tựu chung (theo tác giả) là do tâm lý “sợ sai” của chúng ta. Con người là sinh vật không thích những sai lầm hoặc ít nhất (theo một cách tiêu cực) là không thích những suy nghĩ rằng mình đang sai. Hơn nữa, việc suy nghĩ chống lại những nhận định của bản thân là khá stressful và ta không có thói quen làm điều đó hằng ngày. Trong một góc nhìn tích cực, thiên kiến xác nhận giúp ta tiết kiệm thời gian và năng lượng khi ra quyết định và tiếp nhận thông tin, vì nó khiến ta bỏ qua hết những “rào cản” và tiến nhanh đến phần quyết định. Đương nhiên, việc bỏ qua những “rào cản” không phải lúc nào cũng tốt, và trong (rất) nhiều trường hợp, khiến ta phải trả giá cực kỳ đắt khi ra những quyết định sai lầm của mình.

Các ví dụ thực tế

Trong tài chính, thiên kiến xác nhận là đặt biệt độc hại khi phân tích đầu tư. Điều oái oăm nhất của thiên kiến này là nó có thể ảnh hưởng tới bất cứ nhà đầu tư nào mặc cho kiến thức của họ thâm sâu tới đâu. Ta cùng xét 2 ví dụ:

  • Ví dụ đầu tiên, rất đơn giản và phổ là khi nhà đầu tư phân tích và tìm ra được một “công ty tốt”. Suy nghĩ “công ty tốt” khiến nhà đầu tư mua cổ phiếu và qua những yếu tố về vĩ mô, phân tích kỹ thuật, và nhiều vấn đề khác cần giải quyết khi ra quyết định đầu tư. Từ đó mà một câu nói “bất hủ” trong giới đầu từ được khai sinh: “tốt nhưng tốt ở giá nào”. 
  • Hay khi căn thời điểm vào lệnh (timing a trade), trader thường bị những định kiến của bản thân “che mắt” khi phân tích, từ đó “quên đi” những kiến thức mà thậm chí họ đã được học và chịu những khoản lỗ lớn. Như việc nhiều nhà phân tích kỹ thuật  theo mẫu hình thường hành động quá sớm mà quên mất rằng một mẫu hình chỉ thật sự hoàn thành khi được xác nhận.

Như vậy, đơn thuần kiến thức là không đủ để bảo vệ nhà đầu tư khỏi thiên kiến xác nhận hay việc mắc sai lầm. Thiên kiến xác nhận sẽ luôn biết cách khiến ta phải trả giá đắt trên thị trường tài chính nếu lơ là cảnh giác.

Hậu quả

Hậu quả đầu tiên và cũng là dễ thấy nhất là đó là “mất tiền”. Điều này không quá mức để phải phân tích sâu. Thua lỗ là điều chắc chắn diễn ra trên thị trường. Tuy nhiên, để sống sót trên thị trường tài chính, ta cần hạn chế thua lỗ, và việc cố gắng loại bỏ thiên kiến xác nhận có thể giúp ta làm được điều đó. Và dù mất tiền rất đau đớn, nó chẳng là gì khi so sánh với hậu quả thứ hai. 

Thứ hai, và độc hại hơn rất nhiều đó là sự đóng khung tư tưởng. Thiên kiến xác nhận khiến nhà đầu tư chỉ đi tìm những thông tin xác nhận cho ý kiến, tư tưởng, hay “vùng an toàn” của bản thân. Từ đó khiến họ khó có thể tiếp thu những thông tin, kiến thức mới, hoặc trái chiều. Môi trường đầu tư thay đổi nhanh đến chóng mặt, nhà đầu tư cần có sự linh hoạt trong suy nghĩ và hành động. Sự cứng nhắc trong tư tưởng có thể khiến nhà đầu tư bị đào thải rất nhanh vì áp dụng những phương pháp lỗi thời hay luôn “chậm chân” so với các nhà đầu tư khác. 

Nếu hậu quả đầu tiên chỉ là trong ngắn hạn, thì hậu quả thứ hai, tệ hơn rất nhiều, có thể làm nhà đầu tư thua lỗ trong dài hạn. Vì vậy, việc hạn chế tối đa thiên kiến xác nhận trong phân tích và ra quyết định đầu tư là cấp thiết và sẽ là rất tốt nếu nhà đầu tư có sự tìm hiểu sớm khi bước vào thị trường.

thien kien xac nhan

Hậu quả nếu nhà đầu tư bị “thiên kiến xác nhận” 

Giải pháp

Thiên kiến xác nhận, dù sẽ khá rõ ràng khi ta đánh giá lại quá khứ, lại rất khó để ngăn ngừa khi ra quyết định. Hai giải pháp rất hữu hiệu là tìm đến những ý kiến trái chiều, và liên tục đánh giá lại những phân tích của mình. Như đã nói, “việc suy nghĩ chống lại nhận định của bản thân là khá stressful”, nên hãy chấp nhận rằng đôi lúc ta sẽ mắc sai lầm liên quan đến thiên kiến này. Tuy nhiên, việc vượt qua thiên kiến xác nhận trong đa số các trường hợp đã là rất tuyệt vời và mang lại cho ta rất nhiều lợi ích (trong tài chính là tiền) rồi. Bên cạnh đó, việc học tập cũng là rất quan trọng, và dù thiên kiến xác nhận vẫn có thể tác động đến ta dù kiến thức nhiều đến đâu, nhưng bản thân những kiến thức này cũng cho ta khả năng thẩm định những quyết định của mình, từ đó hạn chế đi những sai lầm.

 


0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *