Chắc hẳn mọi người trong chúng ta đã từng nghe đến chỉ số VN-Index. Khi nghe đến chỉ số VN-Index tăng, những luồng suy nghĩ về một ngày giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều…Và khi chỉ số VN-Index giảm, những luồng suy nghĩ trái chiều lại xuất
hiện. Những suy nghĩ đó liệu có đúng? Cùng tìm hiểu sâu về nguồn gốc bên trong của chỉ số VN-Index.
VN-Index là chỉ số rất quen thuộc với giới phân tích, nhà đầu tư chứng khoán. Chỉ số này thể hiện sự biến động giá cổ phiếu giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với tất cả cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số VN-Index được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Các chỉ số Kospi (Hàn Quốc), S&P 500 (Mỹ), FT-SE 100 (Anh)…Cũng được tính theo phương pháp này.
Công thức tính chỉ số VN-Index:
VN-Index=Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết hiện tại/Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết cơ sở×100
Ngày cơ sở là ngày 28/7/2000-Ngày thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.
Sự thay đổi chỉ số không chỉ do sự biến động giá trị cổ phiếu hàng ngày. Mà còn là sự thêm, bớt cổ phiếu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/7/2000 chỉ có hai cổ phiếu giao dịch là REE và SAM. Tính đến thời điểm ngày 14/2/2014 có tất cả 302 cổ phiếu giao dịch. Do đó, số chia mẫu số trong công thức tính phải được thay đổi nhằm duy trì tính liên tục của chỉ số.
Số chia mới: d=Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết cũ+Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết mới/Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết cũ×Số chia cũ.
kết quả phiên giao dịch ngày 28/7/2002 | ||||
Tên Công ty | Tên Cổ phiếu | Giá thực hiện | Số lượng cổ phiếu niêm yết | Giá trị thị trường |
Cơ Điện lạnh | REE | 16000 | 15.000.000 | 240.000.000.000 |
Cáp VLVT | SAM | 17000 | 12.000.000 | 204.000.000.000 |
Tổng | 444.000.000.000 |
VN-Index=444.000.000.000/444.000.000.000×100=100
Kết quả phiên giao dịch ngày 2/8/2002 | ||||
Tên Công ty | Tên Cổ phiếu | Giá thực hiện | Số lượng cổ phiếu niêm yết | Giá trị thị trường |
Cơ Điện lạnh | REE | 16600 | 15.000.000 | 249.000.000.000 |
Cáp VLVT | SAM | 17500 | 12.000.000 | 210.000.000.000 |
Tổng | 459.000.000.000 |
VN-Index=459.000.000.000/444.000.000.000×100=103,38
Kết quả phiên giao dịch ngày 4/8/2002 | ||||
Tên Công ty | Tên Cổ phiếu | Giá thực hiện | Số lượng cổ phiếu niêm yết | Giá trị thị trường |
Cơ Điện lạnh | REE | 16900 | 15.000.000 | 253.500.000.000 |
Cáp VLVT | SAM | 17800 | 12.000.000 | 213.600.000.000 |
Giấy HP | HAP | 16000 | 1.008.000 | 16.128.000.000 |
Transimex | TMS | 14000 | 2.200.000 | 30.800.000.000 |
Tổng | 514.028.000.000 |
Do có sự thay đổi số lượng cổ phiếu giao dịch nên phải dùng số chia mới.
Ta có công thức: d=Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết cũ + Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết mới/Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết cũ×Số chia cũ =467.100.000.000+46.928.000.000/467.100.000.000×444.000.000.000=488.607.219.010
VN-Index=514.028.000.000/488.607.219.010×100=105,2.
Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” của VN-Index?
Như chúng ta đã biết sự biến động của giá cổ phiếu là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng, giảm điểm của VN-Index. Có một hiện tượng xảy ra trên sàn chứng khoán, khi chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc xanh nhưng số lượng cổ phiếu giảm giá lại chiếm áp đảo trên bảng điện tử, hiện tượng đó gọi là “xanh vỏ đỏ lòng”.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do chỉ số VN-Index chịu ảnh hượng mạnh từ nhóm cổ phiếu bluechip có vốn hóa lớn như GAS, VNM, VCB, VIC…Nên nhiều trường hợp, chỉ cần cổ phiếu trong nhóm bluechip tăng giá có thể kéo chỉ số chứng khoán đi lên trong khi đa số cổ phiếu lại không tăng.
Như phiên giao dịch ngày 10/12/2013, ở trên sàn Tp.Hồ Chí Minh số lượng CP giảm giá chiếm gần một nửa số CP đang niêm yết. Trong đó nhóm CP blue-chip sau phiên tăng khá hôm qua thì nay đã đảo chiều giảm mạnh. Tuy nhiên, bộ ba CP gồm MSN, VNM và VIC tăng giá khá đã làm trụ cột khiến VN-Index vẫn tăng điểm.
0 Bình luận