Lý trí và khách quan – đây là hai yếu tố mà người kinh doanh mong muốn thấy được ở bản thân, và họ cũng tin rằng sẽ không có chỗ cho cảm xúc trong quá trình ra quyết định của mình. Tuy nhiên, bất cứ khi nào con người cảm thấy mình bị kẹt giữa những cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như tham lam hay sợ hãi, đó là khi cảm xúc tác động đến những lựa chọn của họ, chứ không phải là những suy nghĩ lý trí nữa.

Dù chúng ta suy nghĩ điều gì, cảm xúc luôn luôn chiếm một phần trong quyết định của chúng ta. Hiểu được điều này sẽ giúp những doanh nhân đưa ra những lựa chọn tốt hơn cũng như đạt được những kết quả tốt hơn – Đặc biệt là trong thế giới không chắn chắn của thị trường tài chính.

Cảm xúc có thể là một chỉ dẫn hữu ích trong việc ra quyết định. Ví dụ, sự lạc quan là cần thiết, nhưng nếu lạc quan quá mức thì con người ta có thể lờ đi những thực tế quan trọng. Sự khao khát thành công mạnh mẽ có thể làm lấn át đi những rủi ro. Nỗi sợ hãi là có ích khi có những cảnh báo, và sự phấn khích là cần thiết để tạo động lực cho nhân viên và thúc đẩy công việc kinh doanh.

Đó là cách mà những cảm xúc như vậy được kiểm soát và sau cùng có thể quyết định liệu một người sẽ bị cảm xúc chi phối hay sẽ sử dụng chúng như một chỉ dẫn. Trong trường hợp đầu tiên, kết quả có thể tổn thất tài chính, tê liệt hoặc kiệt sức, trong khi đó trường hợp thứ hai có thể giúp con người đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Đối với một doanh nhân trung niên có 25 năm kinh nghiệm giao dịch cho một ngân hàng quốc tế, khao khát lớn nhất của anh ta chính là được mọi người công nhận như là người đứng đầu. Khao khát đó còn lớn hơn những phần thưởng về tài chính khi anh ta đưa ra những quyết định trên sàn giao dịch. Điều này dẫn đến thất bại trong những quyết định gia dịch và quản lí tài sản quan trọng của anh ta, và cuối cùng dẫn đến thua lỗ.

Anh ta giải thích: “Tôi luôn muốn nâng cao mức sinh lời của mình. Vì thế tôi tăng tỷ trọng cổ phiếu rủi ro và nhận ra một loạt sai lầm. Tôi đã để sự háo hức lừa gạt bản thân. Khi bạn ở một vị trí mà mọi người luôn muốn tiếp cận bạn, thì khao khát được khẳng định mình sẽ càng lớn.”

“Đó là việc được mọi người công nhận – và hoàn toàn không liên quan đến tiền. Tôi muốn cho cấp trên thấy rằng tôi đã làm được một việc gì đó.” Anh ta nói tiếp.

Thời thơ ấu của anh đã trải qua sự lạnh nhạt trong tình cảm gia đình, và anh ta luôn phải trải qua những cuộc cãi vã của ba mẹ. Mặc dù bề ngoài anh ta là một người thành công, đầu tiên là học tập và sau đó là tài chính, anh ta chưa bao giờ thoát khỏi cảm giác mình là một người vô dụng và do đó, anh ta luôn “bị điều khiển và bị ám ảnh bởi việc phải luôn luôn khẳng định bản thân”.

Trong công việc anh luôn phải trải qua những biến động cảm xúc thất thường, hậu quả là làm cho anh ta thêm chán nản và bị ám ảnh với “chiến thắng” trong công việc.

Marios Pierides, một chuyên gia tư vấn tâm lí ở London, đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với các nhà giao dịch, những người đã tìm đến các phương pháp điều trị vì không thể kiểm soát các biến động cảm xúc cực đoan liên quan đến công việc. Ông nói “Thành phố luôn là nơi mà mọi người mong muốn kiếm được nhiều tiền nhất có thể và ra đi” – “Tôi sẽ cầm cự trong năm năm và sau đó ra đi với chiếc Porsche và khu biệt thự đồng quê của mình”. Nhưng nhiều người không thể thực hiện mong muốn này. Nó giống như bơi lội giữa một đàn cá mập.

Vấn đề thường gặp nhất với các nhà giao dịch là lạm dụng ma túy và rượu, họ thường dùng những thứ này để tiếp sinh lực cho bản thân sau khi kiệt sức hoặc để thư giãn khi bị áp lực cao. “Họ không chỉ sử dụng cần sa mà còn dùng các loại thuốc tây. Khi có áp lực hay khủng hoảng, những thứ này sẽ giúp họ giải quyết vấn đề. Nhưng cùng với nó sẽ là các mối quan hệ bị rạn nứt, từ tình yêu cho đến con cái và gia đình. Và cuối cùng, nó rút ngắn tuổi thọ của bạn”, bác sĩ Pierides nói.

Một vấn đề phổ biến khác là sự trì trệ và lo lắng, mà theo tiến sĩ Pierides nó có thể làm giảm khả năng đưa ra quyết định.

Ông nói: “Bạn có thể suy nghĩ quá chậm và không thể xử lý thông tin nhanh chóng và kịp thời; hoặc cũng có thể bạn sẽ đưa ra những quyết định tồi tệ và dẫn đến hậu quả khôn lường”

Ông đã quan sát thấy rằng các nhà đầu tư nữ dường như trưởng thành hơn về mặt cảm xúc và có những vấn đề ít hơn nam giới. Thông thường, phụ nữ là biểu cảm hơn, trong khi nam giới có xu hướng giữ những suy nghĩ và cảm xúc cho bản thân mình. Ông nói thêm “Phụ nữ có tính hợp tác cao hơn trong cách tiếp cận của họ, trong khi đàn ông thì có tính cạnh tranh hơn.”

Ví dụ điển hình cho quan điểm này là Fatima Ghellab và Manuela Robson, đồng sáng lập Fat Man FX, một công ty kinh doanh ngoại hối nhỏ ở London. Bà Ghellab nói: “Chúng tôi khuyến khích việc tự nói lên cảm xúc của chính mình – một khi cảm xúc được thể hiện, thì nó không còn đáng sợ nữa. Nó giúp giảm bớt mức độ mãnh liệt của cảm xúc và đồng nghiệp của bạn có thể thấu hiểu bạn tốt hơn.”

Câu chuyện về việc ra quyết định của những nhà quản lí quỹ

Không chỉ có các nhà giao dịch phải đối phó với những cảm xúc trong đầu tư, nhà quản lý quỹ cũng phải đưa ra quyết định trong một môi trường không chắc chắn. Quản lý những nỗi lo lắng của họ trở nên rất quan trọng nếu họ muốn tập hợp các niềm tin cần thiết để đầu tư.

David Tuckett, một nhà phân tích tâm lý học và là giáo sư tại Đại học London, tác giả của cuốn sách: “Minding the Markets: an Emotional Finance View of Financial Instability”. Ông dựa trên lý thuyết phân tích tâm lý học để giải thích bằng cách nào mà, trong môi trường biến động của thế giới tài chính, nhà quản lý quỹ được yêu cầu phải làm tốt hơn những người khác bất chấp thực tế là không phải ai cũng có thể đánh bại đối thủ của mình.

Theo Giáo sư Tuckett, tất cả các hình thức quản lý tài chính đều kích thích cảm xúc. Đó là sự hứng thú về lợi nhuận đạt được, và cả sự lo lắng về khả năng thua lỗ. Công trình nghiên cứu của ông ấy bao gồm các cuộc phỏng vấn với hơn 50 nhà quản lý quỹ ở ba châu lục, cho thấy rằng để đối phó với những lo âu, họ phải tạo ra câu chuyện thuyết phục. Bằng cách bỏ qua các thông tin, thường là một cách vô thức, họ có thể tự tạo cho mình niềm tin giúp thúc đẩy hành động, nhưng thực tế rõ ràng là niềm tin đó không chắc chắn và đầy mơ hồ. Ông nói: “Điều tuyệt vời của một câu chuyện chính là nó có thể thoát ra khỏi thông tin một cách dễ dàng. Các câu chuyện đưa ra viễn cảnh tươi sáng về tương lai và triển vọng về lợi nhuận, đồng thời xua tan nghi ngờ về sự thua lỗ.”

Ông mô tả lại cách thức khi mà những nhà quản lý quỹ lựa chọn danh mục đầu tư, thì họ đã xây dựng một mối quan hệ với khoản đầu tư của mình, không khác gì mối quan hệ trong tình yêu.

“Về cơ bản người ta phải tham gia vào một mối quan hệ tình cảm với cổ phiếu họ đang nắm giữ nếu người đó chấp nhận rủi ro để đầu tư vào cổ phiếu đó. Đó là một ảo tưởng, một ý nghĩ xa rời thực tế”.

“Tương tự với việc nắm giữ cổ phiếu, khi mới yêu bạn luôn có xu hướng lí tưởng hóa tình yêu của mình, sau đó bạn bước vào giai đoạn kết hôn và lập gia đình. Lúc nào cũng vậy, bạn bắt đầu với một tình yêu vĩ đại và sau đó mọi thứ trở nên phũ phàng hơn.”

Nguồn: Financial Times


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds