REVIEW ETF – NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ETF TRONG NĂM 2013

ETF – Những “tay chơi” ẩn mình

ETF là cái tên đã trở nên quen thuộc với thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2013. Cái tên này làm lu mờ các hoạt động khác của nhiều quỹ ngoại vốn đã âm thầm thâm nhập thị trường.

‘Đánh đu’ theo ETF: Sai lầm và bài học trong năm 2013

Giao dịch của các quỹ ETF, đặc biệt là trong những lần tái cơ cấu danh mục, đã thu hút sự chú ý cao độ của giới đầu tư chứng khoán Việt Nam.

Hai chiến lược trading mà giới đầu tư trong nước hay dùng để “đánh đu” là:

(1)Mua vào những cổ phiếu được nâng tỷ trọng hoặc được các quỹ ETF thêm vào trong rổ chỉ số, sau đó chờ các mã cổ phiếu này tăng giá, bán ra để kiếm lời.
(2)Đẩy bán những mã cổ phiếu bị hạ tỷ trọng hoặc bị loại ra khỏi danh mục, sau đó tiến hành mua lại với mức giá rẻ hơn trước dự đoán các quỹ ETF sẽ bán tháo.

Hoạt động đầu tư ăn theo trong thời gian gần đây thường được áp dụng triệt để, và dù có đem lại mức sinh lợi nhất định nhưng giới đầu tư cũng không ít lần phải hứng chịu “đau thương”.

Sai lầm 1: Tự tin bắt đáy khi chỉ nhìn theo ETF

Sai lầm 2: Tranh mua cổ phiếu ngay đỉnh

Bài học rút ra từ những sai lầm trên:

Những trường hợp khiến giới đầu tư thua lỗ nêu trên cho thấy giao dịch của các quỹ ETF dù vẫn còn tác động rất mạnh đến TTCK Việt Nam, nhưng mức độ tác động đã suy giảm đáng kể so với giai đoạn trước và không còn chi phối hoàn toàn. Nói cách khác, cổ phiếu thuộc diện ”tái cơ cấu” của các quỹ ETF (thêm vào, loại ra) còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác (chẳng hạn như dòng vốn khối ngoại và dòng vốn vào/ra các quỹ ETF). Vì vậy, việc tiên đoán xu hướng chỉ dựa một mình vào giao dịch của các quỹ ETF trong các đợt tái cơ cấu có thể khiến nhà đầu tư gánh chịu tổn thất không nhỏ.

Ngoài ra, có vẻ như giao dịch của các quỹ ETF đang ngày càng phức tạp hơn. Từ những trường hợp trên, không loại trừ khả năng các quỹ ETF vẫn tiếp tục giao dịch để cân bằng trạng thái danh mục ngoài khung thời gian đã thông báo công khai.

 

Nương sóng, sóng đánh chìm

Về nguyên tắc, khi xuất hiện sự chênh lệch giữa giá CCQ ETF và tổ chức phát hành sẽ điều tiết lượng CCQ lưu hành trên thị trường, bằng cách:

(1)Phát hành thêm khi có hiện tượng giá lớn hơnNAV.
(2)Giảm lượng CCQ lưu hành (bằng cách mua lại CCQ trên thị trường) khi có hiện tượng giá thấp hơn NAV. Tổ chức phát hành sẽ phát hành thêm hoặc mua lại CCQ cho đến khi giá về bằng với mức NAV.

Vì CCQ và cổ phiếu cùng được giao dịch trên sàn niêm yết, do đó, cơ chế điều tiết này của nhà phát hành đã tạo ra cơ hội đầu tư hưởng chênh lệch giá cho NĐT thứ cấp: Khi giá CCQ cao hơn NAV, NĐT mua cổ phiếu trong rổ danh mục đồng thời bán khống CCQ (và ngược lại). Cho đến khi giá bằng NAV, NĐT sẽ bán cổ phiếu đồng thời mua lại CCQ (và ngược lại) để trả lại trạng thái.

Cùng ETF, giá xăng tăng “nhấn chìm” chứng khoán trong “biển lửa” vào giữa tháng 6/2013

Sau một tuần liên tiếp giảm điểm, VN-Index tiếp tục khởi đầu tuần mới với triển vọng đầy u ám khi hiệu ứng ETF (các quỹ đầu tư nước ngoài cơ cấu lại danh mục đầu tư) vẫn còn tiếp tục thì thị trường lại đón nhận thông tin tăng giá xăng ngay trong đêm thứ Sáu, trước kỳ nghỉ cuối tuần.

Theo đó, mức điều chỉnh lần này không quá lớn, chỉ ở mức 220 đồng/lít đối với giá dầu diesel và 420 đồng/lít đối với giá xăng. Thế nhưng đây là thông tin vĩ mô tiêu cực đầu tiên trở lại sau một thời gian khá dài thị trường đón nhận tin tích cực như thành lập VAMC, mỗi tháng từ nay tới cuối năm sẽ bơm vào nền kinh tế 40.000 tỉ đồng qua kênh tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, mục tiêu đạt tăng trưởng tín dụng 12% cả năm…

Cộng với việc mua bán của các quỹ ETF nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư, thông tin giá xăng tăng lần này đã giáng một đòn mạnh xuống thị trường, khiến VN-Index trong phiên có lúc đã mất gần 7 điểm.

Cổ phiếu GAS nổi sóng vì ETFs đánh lên vào những này cuối năm

Cổ phiếu GAS sau nhiều ngày đứng im tại vùng giá 64.000 đồng/cổ phiếu lại đang nổi sóng, với giao dịch tăng mạnh và giá vọt lên 67.000 đồng/CP. Không khó để nhìn thấy tác động của việc cổ phiếu này tăng giá lên chỉ số và vì vậy, những suy đoán về việc “đánh lên” cổ phiếu này để làm đẹp NAV của các quỹ ETF không phải không có cơ sở.

Nhiều người cho rằng, thị trường trong những ngày cuối năm sẽ được giữ nhịp bởi các quỹ ETF khi họ muốn có chỉ sốNAV cao.

Mặc dù như thế nhưng việc các quỹ ETF vào TTCK Việt Nam trong hơn 2 năm qua là một dấu hiệu tốt. Điều này cho thấy TTCK Việt Nam đã tạo ra những dấu ấn rõ nét trong việc thu hút NĐTNN, đặc biệt là cho thấy sự cải thiện về chất lẫn lượng của TTCK. Bản chất của các quỹ ETF cũng như những công cụ phái sinh khác nhằm quản lý và hạn chế rủi ro, nên việc các ETF xuất hiện càng nhiều trên TTCK trong nước sẽ giúp cho thị trường ổn định hơn, muốn điều này trở thành hiện thực cần có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức đầu tư lớn.


NAV– giá trị tài sản ròng.

tham khảo: dân trí, vinacorp, thoibaonganhang, tapchitaichinh, vfpress, doanhnhansaigon, scue


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds