“ Vào ngày 9/7/ 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết về việc thành lập Công ty giải quyết nợ xấu VAMC. Lý do thành lập công ty này là do nợ xấu trong nền kinh tế đang rất lớn, ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế”
Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngân hàng giữ vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, nếu hoạt động không hiệu quả sẽ trở thành gánh nặng cho cả nền kinh tế.
Nợ xấu – những “cục máu đông’’ khó có thể cứu chữa, là khoản tiền đã cho khách hàng vay nhưng có khả năng bị mất trắng, do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đối với cácngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàngvay, thường là cácdoanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản…. Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.
Dựa vào số ngày trả trễ hạn của khách hàng, ngân hàng chia nợ ra làm 4 loại:
Loại 1: Nợ tối đa 9 ngày và không bị coi là nợ xấu, Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Loại 2: Nợ quá hạn, trễ từ 9-90 ngày, Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
Loại 3: Trễ từ 91-180 ngày, Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất.
Loại 4: Trễ từ 181-360 ngày, có khả năng tổn thất cao.
Loại 5: Trễ từ 360 ngày trở đi, mất khả năng thu hồi vốn.
Nợ loại 3, loại 4, loại 5 được coi là nợ xấu. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng rủi ro đối với cả nợ nhóm 2. Cụ thể như sau, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%; nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%; nhóm 4 (nghi ngờ) 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%.
Việc phân loại nợ của Ngân hàng sẽ thay đổi từ 1/6/2014, khi Thông tư 02 (sửa đổi) sẽ chính thức được áp dụng. Một quy định có sức nặng ảnh hưởng lớn nhất trong Thông tư 02 là các Ngân hàng phải lấy thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) làm cơ sở phân loại nợ. Nếu doanh nghiệp có nhiều khoản vay tại nhiều Ngân hàng, một khoản bị xếp vào nhóm nợ rủi ro cao, tất cả các khoản còn lại cũng đều bị chung nhóm đó.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước một số nội dung trong Thông tư 02 sẽ được thay đổi để phù hợp với thực tế. Nhưng thời gian áp dụng Thông tư vẫn là 1/6/2014.
0 Bình luận