1. Thông tin cơ bản:
Lĩnh vực Kinh doanh
- Mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc giày dép, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may.
- Mua bán thiết bị lạnh, điều hoà không khí, máy thu thanh thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị.
- Kinh doanh vận tải, hàng hoá đường bộ, địa ốc – máy móc thiết bị.
- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị.
- Môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, đầu tư xây dựng, lập tổng tổng dự toán các chương trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch.
Cơ cấu cổ đông
Sở hữu nhà nước |
7,59% |
Sở hữu nước ngoài |
49,00% |
Sở hữu khác |
43,41% |
Cổ đông lớn nhất là tập đoàn hàng đầu về thời trang, bán lẻ và có tiềm lực tài chính mạnh. E-Land Asia Holdings Pte, Ltd (nắm giữ 43,3% vốn cổ phần) không chỉ tham gia điều hành mà còn hỗ trợ về mặt đầu ra cho sản phẩm và các chuyển giao công nghệ, quy trình khác như ERP, BSC,…
Chỉ tiêu tài chính
Chiến lược phát triển trong trung và dài hạn của công ty.
$1· Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là dệt may.
$1· Nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị mới, xây dựng nhà máy mới, di dời nhà xưởng hiện hữu và mua lại các nhà máy đang hoạt động.
$1· Đa dạng hóa sản phẩm thông qua hoạt động của Trung tâm R&D kết hợp với KOTITI.
$1· Phát triển các dự án bất động sản ngay khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
$1· Phát triển hệ thống thời trang bán lẻ trong nước.
2. Tình hình kinh doanh:
sợi trở đi” cũng sẽ giúp TCM hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu khi Hiệp định TPP được thông qua.
Tuy nhiên vì vậy mà TCM lại bị phụ thuộc vào giá bông thế giới và tỷ giá USD/VND. Trước đây, công ty mua bông với tỷ lệ 80% trên thị trường giao sau và 20% trên thị trường giao ngay. Giá bông biến động lớn trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất 5,06 USD/kg vào tháng 03/2011 khiến biên lợi nhuận gộp ngành sợi giảm mạnh trong 2 năm 2011 và 2012. Hiện tại, công ty đã điều chỉnh tỷ lệ mua bông trên thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn tương ứng là 70% và 30% để chủ động hơn với việc thay đổi về giá. Giá bông hiện tại đã giảm mạnh so với năm 2013 và ổn định ở mức 1,99 USD/kg.
TCM là doanh nghiệp lớn nhất trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết về tổng tài sản và doanh thu. Doanh thu liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2012 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 24,5%/năm. Từ năm 2010, với sự điều hành của cổ đông chiến lược E-Land, hiệu quả kinh doanh và giá trị xuất khẩu của TCM đã cải thiện rõ rệt. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 68,1%; trong đó, doanh thu xuất khẩu tăng 127% so với năm 2009.
Doanh thu: Doanh thu liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2012 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 24,5%/năm. Từ năm 2010, với sự tham gia điều hành của cổ đông chiến lược E-Land, hiệu quả kinh doanh và giá trị xuất khẩu của TCM đã cải thiện rõ rệt.
Lợi nhuận gộp: Trong giai đoạn 2009-2013, biên lợi nhuận gộp chủ yếu phụ thuộc vào sự biến động giá bông. Năm 2009, 2010 biên lợi nhuận gộp lần lượt đạt 19,3% và 20,5% do giá bông thấp; tương ứng khoảng 1,52 USD/kg và 1,85 USD/kg. Do công ty mua bông theo phương thức 80% trên thị trường giao sau và 20% trên thị trường giao ngay nên biên lợi nhuận gộp sẽ phản ánh giá bông của năm trước. Năm 2012, lợi nhuận thuần là – 20,428 tỷ do lượng bông giá rất cao được mua từ thị trường giao sau trong năm 2011. Doanh nghiệp cũng đã giảm việc trích lập dự phòng nhằm giảm chi phí trong năm 2012. Năm 2013, công ty đã thay đổi phương thức mua bông với tỷ lệ 70% trên thị trường giao ngay và 30% trên thị trường giao sau. Đến hết Q2/2013, công ty đã tiêu thụ xong lượng bông giá cao năm 2011, biên lợi nhuận gộp năm 2013 vì vậy đã cải thiện đáng kể so với năm 2012 và đạt khoảng 13,9%.
Dự đoán trong năm 2014, năm 2013, 2014 tốc độ tăng trưởng doanh thu lần lượt đạt khoảng 12,5% và 9,4% theo kế hoạch của công ty. Biên lợi nhuận gộp trong năm 2014 đạt khoảng 14,1%.
Hoạt động đầu tư:
Hiện tại công ty có 4 dự án bất động sản với tổng vốn đầu tư tại thời điểm 30/09/2013 là 119 tỷ đồng. TCM đang đầu tư vào 2 công ty con và 4 công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực y tế, chứng khoán, bất động sản, vật liệu xây dựng, giải trí,…Trong đó, giá trị đầu tư vào công ty liên kết tại thời điểm 30/09/2013 là 121 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính chủ yếu từ lãi tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và cổ tức từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn. TCM hiện đang nắm cổ phần tại một số doanh nghiệp dệt may khác như Dệt Việt Thắng, Dệt may Thắng Lợi, Dệt may Huế,…với giá trị đầu tư chỉ 5,4 tỷ
Công ty sẽ xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2014-2017. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 30 triệu USD. Nguồn vốn huy động dự kiến đến từ việc vay ngân hàng hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và đối tác. Năm 2014, công ty sẽ đầu tư xây dựng nhà máy may với quy mô 1.300 công nhân. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2015. Năm 2015, TCM tiếp tục đầu tư vào nhà máy may với quy mô tương đương năm 2014. Năm 2016, công ty sẽ đầu tư vào nhà máy đan và năm 2017 đầu tư nhà máy nhuộm đồng.
0 Bình luận