Nghề môi giới chứng khoán (hay còn gọi là Broker) là nghề tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư, mua bán các loại cổ phiếu hoặc chứng từ tài chính. Là một trong những ngành nghề đặc thù, nghề môi giới chứng khoán đòi hỏi trình độ cao, có khả năng phân tích tài chính, thu thập, dự đoán thông tin chứng khoán nhanh để tư vấn cho khách hàng đầu tư với xác suất thành công cao nhất.
Nghề của hoa hồng nhưng…lắm gai
Đã có thời điểm, môi giới chứng khoán được đánh giá là một “nghề” thời thượng, là một “miền đất hứa” hái ra tiền. Độ “hot” của nghề, cộng thêm sức “nóng” của thị trường chứng khoán đã khiến nhiều trường đại học còn mở thêm cả chuyên ngành chứng khoán để đào tạo. Tuy nhiên, Chứng khoán là một thị trường mới tại Việt Nam và sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán non trẻ Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều người đến với nghề môi giới chứng khoán không phải do chủ đích, thậm chí ban đầu chỉ là theo phong trào, xu hướng kiếm tiền thời thượng. Chính những nhận thức không mấy rõ ràng về cái nghề tương đối mới mẻ này mà không ít người đã phải trả giá cho những quyết định vội vàng của họ. Mặt khác, thị trường chứng khoán là nơi đối đầu về trí tuệ và tiền bạc. Chỉ cần bạn chậm vài giây hay ngừng lại để tìm hiểu rõ vấn đề thì đã thua bạc tỉ
Nghề sống lâu nên… lão làng
Những đối tượng phù hợp với nghề Môi giới Chứng khoán: Do yêu cầu của ngành nghề mới mẻ này đòi hỏi những người có chuyên môn cao và chịu được áp lực lớn, nó thích hợp với những người đã có kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán hoặc có kiến thức về tài chính.
Bất cứ nghề nào cũng vậy, chỉ có tuổi đời và số năm trong nghề mới cho chúng ta đúc kết được những bài học. Tuổi đời sẽ luôn mang lại cảm giác tin tưởng về “tuổi nghề” và sự trưởng thành của môi giới đó và nghề môi giới chứng khoán cũng vậy, điều làm nên một môi giới trước hết là kiên nhẫn, biết hy sinh để tích lũy kinh nghiệm theo thời gian và để thể hiện được sự uy tín của họ trong ngành
Muốn đến với nghề môi giới chứng khoán – Học tại đâu?
Hiện nay, tại Việt Nam, để hành nghề broker, có thể theo học một số trường khối kinh tế như: ĐH Ngân hàng, Ðại học Kinh tế TP. HCM, Ðại học Kinh tế quốc dân Hà Nội….Tuy nhiên, vì broker là một nghề, không phải là ngành học, nên broker chỉ là một ngành học trong các trường kinh tế mà thôi. Muốn được đào tạo qui cũ và bài bản, học viên có thể theo học các khóa huấn luyện của Trung tâm nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán (thưộc UBCK Nhà nước tại TP. HCM 39 Nguyễn Công Trứ). Chương trình hiên nay theo như TimViecNhanh.com được biết gồm 4 phần: Kiến thức cơ bản, phân tích và đầu tư chứng khoán, pháp lý chứng khoán và nghiệp vụ.
Ngoài ra, nếu muốn biết nhiều hơn về nghề này, học viên có thể đến các nhà sách để mua một số tờ báo, tạp chí chuyên đề về gối đầu” như Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, The Economist, Financial Times, Wallstreet journal…. tham khảo các website tài chính trên mạng của BBC, CNN, Reutels, AP…
Kết luận
Không riêng gì Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới, nghề này đều được mọi người đặc biệt là giới trẻ mê. Đây là một nghề sôi động và có lợi nhuận cao nhất trong tất cả các nghề. Ngoài ra, nó còn cho bạn kiến thức sâu rộng cũng như luôn cập nhật những thông tin nóng hổi nhất và hiện nay nó đang có xu hướng phát triển nhanh. Đây là một nghề được xã hội đánh giá cao về mức sử dụng chất xám do đó bạn phải học đến nơi đến chốn và cập nhật kiến thức liên tục. Nghề này nó luôn có vinh quang và cay đắng, nếu bạn cảm thấy thích thú và có đầy đủ những tố chất để trở thành một nhà MGCK chuyên nghiệp hãy mạnh dạn “dấn thân” theo nó và đừng bao giờ nản lòng. Hãy luôn tâm niệm, nếu bền chí thì từ vực thẳm bạn sẽ vẫn có cách để leo trở lại đỉnh cao.
Hoài Giang
0 Bình luận