“Việc sợ đưa ra các quyết định sai lầm là nguyên nhân khiến người ta đưa ra các quyết định sai lầm.”

– Sưu tầm –

Deposition-effect

1. Định nghĩa
Hiệu ứng ngược vị thế trong tiếng Anh là Disposition Effect. Hiệu ứng ngược vị thế đề cập đến cách các nhà đầu tư xử lý các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện trên các danh mục tài sản tài chính nói chung hay danh mục mua bán chứng khoán nói riêng.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng nhận ra lợi nhuận nhanh hơn thua lỗ. Thông thường, nhà đầu tư có xu hướng giữ chặt những kẻ thua cuộc (cổ phiếu thua lỗ) nhưng lại bán đi kẻ thắng cuộc (cổ phiếu lời). Hiểu theo cách đơn giản, hiệu ứng ngược vị thế là xu hướng bán cổ phiếu lời ít và nắm giữ cổ phiếu thua lỗ lớn.

2. Nguyên nhân

– Nguyên nhân cơ sở

Các nhà nghiên cứu đã lần ra nguyên nhân của hiệu ứng ngược vị thế thứ được gọi là “lý thuyết triển vọng”, được xác định và đặt tên lần đầu tiên bởi Daniel Kahneman và Amos Tversky vào năm 1979. Kahneman và Tversky tuyên bố rằng mất mát tạo ra nhiều cảm xúc ảnh hưởng đến cá nhân hơn ảnh hưởng của một lượng lợi tức tương đương. Và do đó, mọi người đưa ra quyết định của họ không dựa trên những tổn thất có thể nhận thấy được mà dựa trên những lợi ích nhận được. Điều này có nghĩa là, nếu được đưa ra với hai lựa chọn ngang nhau, một được mô tả về lợi ích có thể có và lựa chọn còn lại được mô tả về những tổn thất có thể xảy ra, họ sẽ chọn lựa chọn đầu tiên, mặc dù cả hai sẽ mang lại kết quả kinh tế cuối cùng như nhau. 

Hãy thử đọc và chọn 1 trong 2 lựa chọn của các ví dụ sau đây :

Ví dụ 1 

  1. Bạn có 50.0000VND và sẽ có 50% khả năng được 50.000VND hoặc 50% không mất gì.
  2. Bạn đang có 50.000VND và sẽ có 100% khả năng được 25.000VND

Ví dụ 2 

  1. Bạn có 100.0000VND và sẽ có 50% khả năng mất 50.000VND hoặc 50% không mất gì.
  2. Bạn có 100.0000VND và sẽ có 100% khả năng mất 50.000VND

Bạn sẽ dễ dàng thấy đa số người tham gia đã chọn “2” trong kịch bản đầu tiên và “1” trong kịch bản thứ hai, thậm chí kể cả bạn. Ở ví dụ 1, món lợi nhuận chắc chắn ở lựa chọn 2 sẽ là thứ khiến bạn bị hấp dẫn, mặc cho lựa chọn 1 có thể mang lại cho bạn lợi nhuận cao hơn. Ở ví dụ 2, khả năng  không mất gì ở lựa chọn 1 khi bạn bị đưa vào việc sẽ phải chọn mất mát điều gì đó sẽ làm cho tâm lý bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng khoan đã!

Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy lợi ích ròng ở lựa chọn 1 ví dụ 2 và lựa chọn 1 ở ví dụ 1 là tương đương nhau nhưng rõ ràng bạn lại chọn lựa chọn 2 ở ví dụ 1. Điều này cho thấy bộ não bạn có ấn tượng mạnh và sợ mất mát hơn so với việc đạt được một thứ gì đó.

– Nguyên nhân thực tế

  • Cảm giác sợ mất đi những gì đã và đang có

Con người chúng ta thường có tâm sợ phải đánh mất những gì đã và đang có nên dễ hiểu khi nhà đầu tư thường có các hành động lo sợ sau khi có lợi nhuận ở một cổ phiếu đã mua vào. Vì tâm lý này, nhà đầu tư thường có xu hướng bán các cổ phiếu một cách nhanh chóng khi thị trường có bất kì dấu hiệu giảm điểm nào mà không cần quan tâm đó là sự điều chỉnh nhẹ nhàng về mặt kỹ thuật của thị trường hay mức lợi nhuận rất nhỏ đang có được vì họ đánh mất mức lợi nhuận đang có, dù cho nó có thể chỉ là 1%.  

  • E ngại trong việc thừa nhận lỗi lầm

Khi một nhà đầu tư chấp nhận cắt đi khoản lỗ của mình, điều đó  đồng nghĩa là họ đã sai trong quyết định mua vào cổ phiếu đó và vì con người ngại trong việc phải nhận sai và thừa nhận lỗi lầm của mình nên họ thường không dám mạnh tay để cắt bỏ những khoản đầu tư thua lỗ khi nó còn bé. 

  • Kỳ vọng quá mức những khoản lỗ sẽ hồi phục trở lại 

Cũng vì hai nguyên nhân trên, nhà đầu tư sẽ có tâm thế giữ lại các khoản lỗ cho dù nó có lớn dần theo thời gian và mong đợi nó sẽ hồi phục, ít nhất để họ có thể bán ra với mức giá vốn. Điều này lại là nguyên khiến cho các khoản lỗ nhỏ biến thành các khoản lỗ lớn theo thời gian.

  • Giao dịch thua lỗ theo cảm xúc, không có quy tắc về điểm mua bán 

Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa nhất khiến nhà đầu tư thua lỗ khi đầu tư đó chính là việc họ đã không có cho mình những quy tắc mua-bán cụ thể, các trường hợp xử lí trước, sau khi mua hay khi đang nắm giữ cổ phiếu. Điều đó khiến họ sẽ hành động theo tâm lý và để hiệu ứng ngược thế diễn ra.

3. Hậu quả

Hậu quả lớn nhất và rõ nhất mà nhà đầu tư có thể dễ dàng thấy được đó là hiệu ứng ngược vị thế sẽ khiến nhà đầu tư mất dần số tiền của mình trên thị trường khi cứ để các khoản lỗ lớn dần lên trong khi các khoản lãi ngày càng thu hẹp theo thời gian. Chưa kể, việc mua bán không có quy tắc và dựa vào cảm xúc sẽ dễ tạo tiền lệ xấu trong tâm lý nhà đầu tư, khiến họ mất tự tin, mất tỉnh táo khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư và đưa ra các quyết định trên thị trường và khiến cho khoản lỗ ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong lần sau. 

4. Giải pháp 

Giải pháp đơn giản cho vấn đề này đó là việc nhà đầu tư cần xây dựng một hệ thống giao dịch hay nói đúng hơn là một bộ “quy tắc giao dich” cho bản thân mình. Những quy tắc này nên bao gồm bộ lọc cổ phiếu, các cách mua-bán hay cách xử lý khi giá cổ phiếu đi theo các trường hợp khác nhau… Việc này giúp giảm thiểu sự tham gia của các hiệu ứng tâm lý, đặc biệt là hiệu ứng ngược vị thế trong quá trình đưa ra quyết định trong đầu tư và giúp nhà đầu tư tránh các kết quả không như mong muốn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần liên tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để giảm thiểu việc phải.


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds