Từ WTO….
Ngày 7/11/2006, VN chính thức gia nhập WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, đánh dấu một bước ngoặt phát triển của nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế .
Có thể nói, thị trường chứng khoán là một trong những tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia . Sau 6 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ứng một cách mạnh mẽ cũng như điên rồ trước sự kiện mang tầm quốc tế này .
Sự tăng trưởng điên rồ :
Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán VN tăng mạnh từ dưới 0,5 tỷ USD vào tháng 12/2005 lên 13,8 tỷ USD ( tỷ trong 22,7% GDP ) vào cuối năm 2006
Báo cáo cho biết, chỉ số giá chứng khoán Việt Nam đã tăng 144% vào năm 2006 và chỉ trong 2 tháng đầu năm 2007 đã tăng thêm 50%
Theo sắp hạng nam 2007 do tạp chí tài chính Motley Fool cập nhật, Việt Nam nằm trong danh sách 10 thị trường chứng khoán tiềm năng nhất cho các nhà đầu tư thế giới.
Một vấn đề đã được các chuyên gia nói đến nhiều lần, nhưng nay được IMF đưa ra chính thức, có sự so sánh với các thị trường khác có thể làm nhiều người giật mình. Theo ước tính của IMF,hệ số giá/lợi nhuận(P/E) trung bình của 20 công ty lớn nhất của Việt Nam là khoảng 73,3%, vuợt quá xa so với các thị trường khác. Chắc chắn sẽ phải giật mình nếu ta biết rằng, chỉ số P/E bình quân của thị trường đứng thứ 2 sau Việt Nam trong bảng thống kê của IMF là Ấn Độ chỉ có 20,4 và mức trung bình của thế giới là 16,2. Như vậy có thể thấy sức kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam lớn đến mức nào và càng như một luồng động khí thổi phồng thêmbong bóngchứng khoán Việt Nam tưởng chừng như sẽ nổ vào năm 2007. ( P/E thể hiện mức giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để có một đồng lợi nhuận )
Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, họ đều chung một ý kiến: Giá của nhiều loại cổ phiếu đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực của chúng.
VN-Index đạt đỉnh vào ngày 12/3/2007 với mức cao nhất trong ngày hôm đó là 1.179,32 điểm .
……..Tiếp theo sau đó là những ngày tháng ảm đạm nhất, thị trường bắt đầu vận hành dựa trên những nguyên tắc
Tới ngày 13/6/2008. VN-Index lúc này chỉ còn 370,55 điểm.Như vậy chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm 2007. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có 71 phiên VN-Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên giảm liên tiếp từ giữa tháng 4/2008 tới đầu tháng 6/2008.
Đã có sự chung tay cứu thị trường của các tổ chức lớn và hai tháng nói trên là thời kỳ “dưỡng thương” của nhà đầu tư. VN-Index có mức phục hồi từ 370,55 điểm lên 561,85 điểm ngày 27/8/2008.
Tuy nhiên, đúng lúc thị trường đang có triển vọng phục hồi bền vững hơn thì khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu phát nổ, với sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008, như một cú knock-out cuối cùng đến thị trường.
Cuối năm 2007, giá trị vốn hóa của HSX đạt 333.529 tỷ đồng và cuối năm 2008 chỉ còn lại 169.346 tỷ đồng, bất chấp khối lượng cổ phiếu niêm yết mới tăng gần 53% trong năm đó. HNX cuối năm 2007 đạt vốn hóa 130.633 tỷ đồng và năm 2008 còn lại 50.400 tỷ đồng.
…..tới TPP
Về phạm vi, so với các hiệp định thương mại song phương (BTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), TPP được mở rộng hơn, bao gồm cả thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có các vấn đề phi thương mại, như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Cụ thể, khi TPP được ký kết, các dòng thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu các mặt hàng quần áo, giày dép, hải sản và nhiều mặt hàng khác vào các thị trường lớn, đặc biệt là Mỹ – thị trường lớn nhất trong TPP, mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán có thể sẽ dậy sóng, nếu TPP được ký kết trong năm nay (2014) là dự báo hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thực tế, sau những hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam từng ký kết thành công, chứng khoán vẫn luôn là lĩnh vực có phản ứng đầu tiên. Tuy nhiên, chứng khoán sẽ khó có thể lặp lại đỉnh như cách đây 7 năm .
Các chuyên gia cho rằng, ngoài nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu (là nhóm đối tượng được hưởng lợi trực tiếp), một số nhóm cổ phiếu khác, như nhóm dịch vụ cảng, bất động sản, công ty chứng khoán… cũng có thể hưởng lợi gián tiếp từ TPP. Cụ thể, sau khi TPP được ký kết, hoạt động thương mại tăng lên, thì các doanh nghiệp dịch vụ cảng sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh doanh. Thậm chí, ngay lúc này, khi TPP chưa dc kí kết, những cổ phiếu của các công ty được các nhà đầu tư dự báo là sẽ đón đầu làn sóng TPP đã tăng mạnh .
Tất nhiên, con sóng lớn ập vào sẽ là giúp những doanh nghiệp vững trải ra biển lớn nhưng đồng thời cũng sẽ nhấn chìm những doanh nghiệp nhỏ và không thể đương đầu với thách thức . Đó là những thỏa thuận và đàm phán của Việt Nam về vấn đề lao động, sở hữu trí tuệ hay môi trường sẽ tác động mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước ở mọi ngành nghề khác nhau.
Điều này khiến ông Lương Văn Lý, Trưởng bộ phận Thương mại và Đầu tư của Công ty Luật TNHH Việt Long Thăng (TP. Hồ Chí Minh) e ngại rằng, khi Việt Nam chính thức là thành viên của TPP, không ít doanh nghiệp trong nước có thể phải ngưng hoạt động vì những quy định như vậy.
Để tận dụng thật tốt cơ hội này, các nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình đầy đủ kĩ năng và sự nhạy bén để nhìn ra công ty nào sẽ phát triển mạnh nhờ vào hiệp định TPP được kí kết .
(sưu tầm)
0 Bình luận