Phương pháp đầu tư Canslim – phương pháp nền tảng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng tìm hiểu khi mới bước chân vào thị trường. William O’Neil cha ruột của phương pháp đầu tư này cũng được mệnh danh là “nhà đầu tư huyền thoại” cùng với những bài học đầu tư của ông. Phong cách đầu tư của ông sẽ luôn mua, bán cổ phiếu ở các mức giá trị cố định, luôn giữ một tinh thần tỉnh táo, quan sát khách quan và luôn giữ vững lập trường, tập trung chú trọng vào chất lượng hơn số lượng. Tất cả những nguyên tắc đã giúp ông đúc kết nên phương pháp Canslim – gồm 7 chỉ tiêu kết hợp cả phương pháp phân tích định tính và định lượng với mục tiêu tìm kiếm và đầu tư các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất.
“Toàn bộ bí mật để chiến thắng trên thị trường không phải là luôn luôn đúng, mà là thua ít nhất khi bạn sai lầm.”
WILLIAM O’NEIL
Tiểu sử và quá khứ của nhà đầu tư huyền thoại William O’Neil
William O’Neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên ở Texas Mỹ. Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh tại Đại học Southern Methodist. Năm 1955 ông tham gia phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Năm 1958, O’Neil trở thành một nhà môi giới chứng khoán tại Hayden, Stone & Company và phát triển một chiến lược đầu tư – CANSLIM nhờ đó ông đã trở thành nhân viên môi giới xuất sắc nhất công ty.
Nhà đầu tư huyền thoại William J. O’Neil, cha đẻ của phương pháp Canslim
Năm 1963, William O’Neil đã quyết định mở công ty môi giới – William O’Neil & Co., Inc. Năm 30 tuổi ông đã trở thành người trẻ tuổi nhất mua chỗ ngồi tại sàn chứng khoán New York (NYSE). Với những thành công của bản thân, William O’Neil muốn chia sẻ nhiều hơn đến các nhà đầu tư khác và cống hiến nhiều hơn cho xã hội thông qua tờ báo Investor’s Daily nào năm 1991.
Đến nay dù đã gần 90 tuổi nhưng ông vẫn là chủ tịch và là CEO của nhiều công ty minh và là chủ bút của tờ báo ‘Investor’s Business Daily’ hay chính là ‘Investor Daily’ đổi tên.
Thành tựu của William O’Neil
William O’Neil là một nhà môi giới chứng khoán hàng đầu, một nhà đầu tư cổ phiếu theo chiến lược tăng trưởng, cha đẻ của phương pháp đầu tư CANSLIM.
Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một nhà môi giới chứng khoán tại Hayden, Stone & Company, và phát triển một chiến lược đầu tư sử dụng sớm máy tính. Tại đây, O’Neil trở thành nhà môi chứng khoán xuất sắc với chiến lược đầu tư CANSLIM. Đến năm 1963, ông thành lập công ty của riêng mình lấy tên là William O’Neil & Co., Inc. Công ty theo dõi hơn 70.000 công ty trên toàn thế giới, vi tính hóa cơ sở dữ liệu chứng khoán hàng ngày và bán các nghiên cứu đó cho các nhà đầu tư tổ chức.
Năm 1973, ông thành lập “O’Neil Data Systems, Inc.”, để cung cấp các phương tiện in ấn và xuất bản cơ sở dữ liệu tốc độ cao. Công ty hiện hoạt động với tên gọi O’Neil Digital Solutions và có các hoạt động tại Los Angeles, Dallas và Monroe, North Carolina. Công ty cung cấp xuất bản theo hướng dữ liệu và truyền thông tiếp thị.
Năm 1984, William O’Neil thực hiện nghiên cứu từ cơ sở dữ liệu của mình ở dạng bản in với sự ra mắt của Investor’s Daily, một tờ báo kinh doanh quốc gia nhằm cạnh tranh với The Wall Street Journal. Tính đến năm 2015, tờ báo có số lượng phát hành là 113.000 và trang web của nó thu hút 2,9 triệu lượt người truy cập mỗi tháng.
Bên cạnh đó, William O’Neil luôn muốn chia sẻ những kinh nghiệm đầu tư của bản thân với các nhà đầu tư để gặt hái nhiều lợi nhuận trên thị trường như làm giàu từ chứng khoán, 24 Essential Lessons For Investment Success,…
Những bài học về đầu tư và phương pháp Canslim
1. Những bài học về đầu tư
William O’Neil nhà một trong những nhà đầu tư hàng đầu, ông đã để lại rất nhiều những bài học cũng như kinh nghiệm cho các nhà đầu tư thế hệ sau, có thể tóm gọn thành 4 bài học chính. Ở đây 3 bài học đầu tiên là bài học mà mỗi nhà đầu tư cần luôn ghi nhớ kể từ khi bắt đầu nhưng ở bài học thứ 4 chính là dựa vào quá trình tự tìm tòi và học hỏi.
Bài học số 1: Sử dụng phương pháp đầu tư tăng trưởng
Khi bắt đầu lựa chọn cổ phiếu, kể cả là một nhà đầu tư mới tham gia thị trường hay nhà đầu tư lâu năm luôn cần nhớ rằng “Không có cổ phiếu nào quá đắt để mua, và không có cổ phiếu nào quá rẻ để bán” Vì vậy lựa chọn những cổ phiếu quá rẻ sẽ không thể đạt được mức tăng trưởng như ta mong đợi. Bên cạnh đó việc cắt lỗ cũng như chốt lời ông cũng có những nguyên tắc riêng của mình
Ông cho rằng mức cắt lỗ hợp lý là 7-8% so với mức mua ban đầu, không có ngoại lệ, việc dựa vào tâm lý mong chờ giá cổ phiếu thay đổi để giảm thiểu mức thua lỗ là không xảy ra, việc này chỉ khiến bạn lún vào hố sâu vào vũng lầy. Tuy nhiên ngược lại ở mức chốt lời có thể linh hoạt hơn dựa vào tín hiệu cần bán của cổ phiếu nhưng ông thường sẽ bán khi cổ phiếu tăng 20 – 25% so với mức giá mua.
Và đặc biệt điều nên nhớ là luôn bán những cổ phiếu hoạt động kém nhất chứ không phải bán những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trước.
Bài học số 2 : Những lời khuyên cho nhà đầu tư mới
Khi bắt đầu tham gia thị trường không có thời điểm nào là thích hợp nên đừng lo lắng hay chần chừ với quyết định đầu tư của bản thân . Đối với một nhà đầu tư mới bắt đầu bạn nên chọn những khóa học phân tích thực tế thị trường, đọc biểu đồ chứng khoán chứ không phải những quan điểm tâm lý cá nhân và hãy mở một tài khoản tiền mặt, không nên mở tài khoản ký quỹ.
Ngoài ra ông cho rằng Đối với 1 nhà đầu tư để quản lý danh mục đầu tư cá nhân hiệu quả bạn nên tối thiểu cổ phiếu chứ không phải đa dạng hóa nó vì bạn không thể biết hết những thông tin cần thiết về các loại cổ phiếu, như vậy sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư. Một nhà đầu tư thông thường không nên nắm giữ quá 4 cổ phiếu, đối với nhà đầu tư mới con số này nên chỉ dừng ở 2-3 là phù hợp.
Bài học 3 : Luôn giữ vững tâm lý
Là một nhà đầu tư thì luôn phải tỉnh táo, không để tâm lý bị ảnh hưởng bởi xu hướng thị trường, chọn mua các loại cổ phiếu đã và đang thắng thế sẽ giúp các bạn thành công trong tương lai
Và hãy sử dụng cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản giúp giới hạn lựa chọn trên những cổ phiếu chất lượng dựa vào phân tích lợi nhuận, doanh thu thì phân tích kỹ thuật liên quan đến đọc biểu đồ giá để xác định thời điểm cho các quyết định của bạn.
2. Phương pháp Canslim
O’Neil kết hợp cả hai chiến lược định lượng và định tính trong cách tiếp cận đầu tư. Nói tóm lại, phong cách đầu tư của ông là chỉ tìm kiếm những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất về giá cả kể từ thời điểm ông mua.
Cách lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp Canslim
CANSLIM là một hệ thống đầu tư vào cổ phiếu dẫn đầu trong các thời kỳ tăng trưởng của TTCK, được William O’Neil đúc kết sau khi đã thực hiện nghiên cứu hơn 600 công ty thành công vang dội từ năm 1950 đến 2000. CANSLIM là tên viết tắt của 7 chữ cái, gồm 7 đặc điểm làm nên sự thành công của các cổ phiếu dẫn đầu chất lượng cao, cụ thể:
C – Thu nhập hiện tại (Current Earnings)
O’Neil nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lọc cổ phiếu có thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS) trong quý gần đây nhất có sự tăng trưởng so với cùng kỳ hàng năm.
Tỷ lệ tăng trưởng EPS của công ty thường là phần gây tranh cãi nhất, nhưng hệ thống CANSLIM cho thấy rằng một công ty làm ăn hiệu quả có tỉ lệ không dưới 18 – 20%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng 18 – 20% là một quy tắc hơi cứng nhắc nhưng thực ra những nhà đầu tư kiếm lời thật sự thường quan tâm tới các công ty có sự tăng trưởng từ 50% trở lên.
O’Neil cũng nói rằng, một khi bạn xác nhận rằng thu nhập của một công ty có chất lượng khá tốt, hãy tiếp tục kiểm tra những công ty khác trong cùng ngành. EPS tăng trưởng vững chắc trong ngành sẽ xác nhận là ngành đó đang phát triển mạnh và công ty đã sẵn sàng để bứt phá.
A – Thu nhập hàng năm(Annual Earnings)
CANSLIM cũng thừa nhận tầm quan trọng của tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Hệ thống này chỉ ra rằng một công ty tốt nên có tốc độ tăng trưởng hàng năm tốt (EPS hàng năm) trong ít nhất 5 năm qua.
EPS tăng trưởng trong bao lâu?
Điều này hết sức quan trọng với các nhà đầu tư CANSLIM, giống như các nhà đầu tư giá trị, thông qua suy nghĩ rằng đầu tư là việc sở hữu một phần của một doanh nghiệp và trở thành chủ sở hữu của nó. Tư tưởng này dựa trên logic của việc lựa chọn các công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trong phạm vi 25 – 50%.
N – Yếu tố thay đổi (New Factors)
Tiêu chí thứ ba O’Neil nhắc đến là việc một công ty tốt thường thì trong thời gian gần đây đã trải qua một sự thay đổi cần thiết để trở nên thành công hơn. Cho dù đó là một đội ngũ quản lý mới, một sản phẩm mới, thị trường mới, hoặc một mức đỉnh mới mới trong giá cổ phiếu, O’Neil cho thấy 95% các công ty ông nghiên cứu đều đã trải qua sự thay đổi.
S – Cung và cầu (Supply and Demand)
S trong CANSLIM là viết tắt của cung và cầu, trong đó đề cập đến những luật lệ chi phối tất cả các hoạt động của thị trường.
Các phân tích về cung và cầu trong phương pháp CANSLIM cho rằng, tất cả những sự khác biệt thật ra là đều như nhau, và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn với một công ty nhỏ, với một số lượng nhỏ các cổ phiếu đang lưu hành, nhưng kinh doanh hiệu quả. Lý do đằng sau này là một công ty vốn hóa lớn đòi hỏi nhu cầu nhiều hơn một công ty vốn hóa nhỏ hơn để có được những lợi ích tương tự.
L – Dẫn đầu (Leader)
Trong phương pháp CANSLIM, việc phân biệt giữa các công ty đầu ngành và các công ty đi sau rất quan trọng. Trong mỗi ngành, các công ty dẫn đầu luôn luôn mang lại lợi nhuận lớn cho các cổ đông trong khi những công ty đi sau thường bị tụt hậu và mang lại lợi nhuận ở mức trung bình. Vấn đề ở đây là nên chia và phân biệt các công ty trong cùng một ngành ra để dễ dàng lựa chọn.
Đừng để yếu tố cảm xúc của bạn chen vào việc lựa chọn cổ phiếu. Một công ty có cùng một sản phẩm và mô hình kinh doanh như những công ty khác trong ngành, nhưng không nên đầu tư vào công ty đó chỉ đơn giản bởi vì nó có giá rẻ hoặc chỉ vì bạn cảm thấy thích thú. Cổ phiếu giá rẻ thường có một lý do, thường là vì chúng phản ứng chậm và không đồng pha với thị trường. Bạn có thể mua một cổ phiêu đắt hơn tại thời điểm hiện tại, nhưng giá trị thu được cuối cùng sẽ nhiều hơn nhiều.
I – Quỹ và tổ chức đầu tư (Institutional Sponsorship)
CANSLIM nhận thấy tầm quan trọng của việc công ty có một số tổ chức và quỹ đầu tư. Về cơ bản, chỉ tiêu này được dựa trên ý tưởng rằng nếu một công ty không có các tổ chức và các quỹ đầu tư vào, có tới hàng ngàn chủ sở hữu công ty được thay đổi mỗi ngày do mua bán, do đó cũng kéo theo tính bất ổn. CANSLIM cho rằng một cổ phiếu có giá trị nên đầu tư có ít nhất ba đến 10 chủ thể tổ chức đầu tư.
Tuy nhiên, hãy thận trọng nếu một phần rất lớn các cổ phiếu của công ty thuộc sở hữu của tổ chức và qũy. CANSLIM thừa nhận rằng một công ty có thể đã được thông tin và mua bán nội bộ trước khi giá lên và lúc đó là quá muộn để mua với 1 nhà đầu tư bên ngoài. Nếu một cổ phiếu được quá nhiều tổ chức sở hữu, bất kỳ loại thông tin xấu nào cũng có thể châm ngòi cho một cuộc bán tháo.
O’Neil khuyên các nhà đầu tư nên quan tâm tất cả những yếu tố trước khi xác định việc đầu tư vào các quỹ và tổ chức có chất lượng cao. Mặc dù các tổ chức và qũy được dán nhãn “đầu tư tiền của bạn một cách thông minh”, không phải tất cả đều hiệu quả.
M – Xu hướng của thị trường (Market Direction)
Khi lọc cổ phiếu, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải nhận ra thị trường đang ở đâu, đang tăng trưởng hay suy thoái. Mặc dù O’Neil không phải là chuyên gia về tính thời gian thị trường, ông lập luận rằng nếu nhà đầu tư không hiểu xu hướng thị trường, họ có thể sẽ đầu tư ngược lại xu hướng và do đó sẽ bị lỗ hoặc thậm chí mất đi hầu hết tiền của mình.
CANSLIM là rất phương pháp hiệu quả với các nhà đầu tư vì nó cung cấp hướng dẫn cụ thể, giữ tính chủ quan đến mức tối thiểu. Điều vượt trội hơn tất cả là nó kết hợp phương pháp của hầu như tất cả các chiến lược đầu tư lớn. Hãy nghĩ về nó như là một sự kết hợp của các chiến lược đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng, phân tích cơ bản, và thậm chí là một ít phân tích kỹ thuật.
Về tổng thể các nhà đầu tư khi mới bắt đầu bước chân vào thị trường chứng khoán thì luôn cần phải tìm hiểu phương pháp này trước nhất. Không chỉ mang giá trị to lớn về mặt thực tiễn lịch sử, phương pháp này là nền tảng cho những phân tích chuyên sâu hơn.
Tổng hợp: Ngân Giang, Thế Cường, Uyên Phương
Tài liệu tham khảo:
Tác giả William O’Neil – Cha đẻ chiến lược CANSLIM – ECCthai
CANSLIM: Phương pháp đầu tư của ‘phù thủy’ William O’Neil — Steemit
Sách 24 bài học sống còn để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán
0 Bình luận