1. Hệ thống giao dịch

Thời gian giao dịch:

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư:

Từ 9h00 đến 9h15       : Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa

Từ 9h15 đến 11h30     : Khớp lệnh liên tục I

Từ 9h00 đến 11h30     : Giao dịch thỏa thuận

Từ 11h30 đến 13h00   : Nghỉ giữa phiên

Từ 13h00 đến 14h30   : Khớp lệnh liên tục II

Từ 14h30 đến 14h45   : Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa

Từ 13h00 đến 15h00   : Giao dịch thỏa thuận

15h00                        : Đóng cửa

Đối với trái phiếu

Từ 9h00-15h00           : Giao dịch thỏa thuận

Từ 11h30 đến 13h00   : Nghỉ giữa phiên

Phương thức giao dịch

         Có 2 phương thức giao dịch:

+Giao dịch khớp lệnh hoàn toàn tự động theo 2 cách:  giao dịch trực tuyến hoặc giao dịch tại sàn thông qua các công ty chứng khoán là thành viên giao dịch của Sở giao dịch CK.

+Giao dịch thỏa thuận (không cho phép thực hiện giao dịch đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày đầu tiên của nó). Các bên mua bán thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch

      Các lệnh của nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống thì được so khớp một cách tự động theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian.Cụ thể:

Ưu tiên về giá:

Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;

Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;

    Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước;

      Phương thức giao dịch khớp lệnh : khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.

+  Khớp lệnh định kỳ : so khớp các lệnh mua và bán tại một thời điểm xác định. Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch.

     Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh:

     Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất

    Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mức giá trên thì mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

+  Khớp lệnh liên tục: so khớp các lệnh mua và bán ngày khi lệnh được nhập vào sổ lệnh.

2. Chỉ số VN-Index, VN-30

 –  Chỉ số VN-Index

Thể hiện xu hướng biến động của các cổ phiếu giao dịch trên sàn GD. Chỉ số VN-Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, ngày đầu tiên thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.

     Công thức tính cơ bản của VN-Index:

VN-Index = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại/Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở x100.

Chỉ số được tính và công bố sau mỗi phiên giao dịch       Ngoài ra còn có trường hợp, cơ cấu số phiếu niêm yết trên thị trường thay đổi như: thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào lúc tính toán. Khi đó, số chia trong công thức sẽ được điều chỉnh theo nguyên tắc:

Số chia mới = Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi/Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi  x số chia cũ.

–   Chỉ số VN-30

    Chỉ số VN-Index được tính dựa trên 3 tiêu chí: giá trị vốn hóa, tỷ lệ free-float, giá trị giao dịch.Bao gồm 30 cổ phiếu của những công ty niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa thị trường, và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Chỉ số có tần suất tính toán 1phút/1 lần, xem xét định kỳ 6 tháng/1 lần (tháng 7 và tháng Về phương pháp tính: dựa trên giá trị thị trường có điều chỉnh tỷ lệ free-float (tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng)

Tỷ lệ free-float (f) = (KL cổ phiếu đang lưu hành –KL cổ phiếu không tự do chuyển nhượng)/ KL cổ phiếu đang lưu hành.

     Công thức tính chỉ số VN-30:

VN-30 =  Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại (CMV)/ Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở (BMV)

3. Các ký hiệu trong giao dịch

Một số ý hiệu giao dịch được sử dụng trên các phương tiện công bố thông tin của sàn Hose

Ký hiệu trạng thái chứng khoán:

P: Chứng khoán giao dịch bình thường

H: Chứng khoán bị tạm ngưng giao dịch không quá 1 phiên giao dịch

SP: Chứng khoán bị ngưng giao dịch từ 2 phiên giao dịch trở lên

C: Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát

X: Chứng khoán bị hủy niêm yết

     Ký hiệu khác

XD: Giao dịch không hưởng cổ tức

XR: Giao dịch không hưởng quyền kèm theo

XA: Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền kèm theo

XI: Giao dịch không hưởng lãi trái phiếu

4. Quy định giao dịch với nhà đầu tư

      Chỉ được phép mở một tài khoản tại mỗi công ty chứng khoán

Lệnh giao dịch phải đáp ứng đúng yêu cầu ký quỹ theo quy định của pháp luật

Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán cùng một loại chứng khoán trong từng lần khớp lệnh trong cùng một tài khoản hoặc các tài khoản khác nhau mà nhà đầu tư đứng tên chủ sở hữu.

5. Hoạt động bán khống

Hình thức nhà đầu tư vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, khi giá xuống thấp thì nhà đầu tư mua lại để trả được gọi là bán khống.

     Trên thế giới hình thức bán khống chia làm 2 nhóm:

+Nhóm nước không cho phép bán khống

+Nhóm nước cho phép bán khống gắn với các điều kiện như: thị trường chứng khoán hoạt động bình thường, không được gắn liền với các hoạt động thâu tóm, chỉ được phép bán với những chứng khoán có tính thanh khoản cao hoặc là giới hạn mức bán khống.

     Bán khống trên TTCK ở Việt Nam

Hoạt động bán khống đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2010.

Tại sao các nhà đầu tư lại háo hức với nghiệp vụ “bán khống”, mặc dù luật pháp Việt Nam vẫn chưa cho phép?

Vì khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều và đi xuống thì việc bán khống sẽ sinh ra lợi nhuận. Trên thị trường hiện nay có 2 kiểu bán khống :

+       Bán hàng có thật trên TT CK ;

+       Bán hàng không có thật trên TTCK: tức là giao dịch bằng mồm với nhau, chỉ là thỏa thuận giao dịch giữa 2 bên.

Để tham gia giao dịch bán khống tại TTCK Việt Nam hiện nay, các nhà đầu tư phải tiếp cận được các kho hàng thông qua broker và phải có quan hệ với những người có vị trí trong công ty. Và yếu tố không thể thiếu đó là phải có tiền trong tài khoản.

     Xét về bản chất

Bán khống chính là một hành vi đầu cơ, cũng như kích đẩy các hoạt động đầu cơ,hoạt động phản ứng trên thị trường theo xu hướng, động thái mà nhà đầu cơ muốn Hoạt động này vẫn đã và đang tiếp tục diễn ra.

Tác động của hoạt động bán khống đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

+Tích cực: Tạo ra xu hướng, cơ hội, động lực đầu tư trong điều kiện thị trường yên ắng; tạo tính thanh khoản; bắt đầu có sự định giá lại đối với các chứng khoán, lợi nhuận đầu cơ tăng cao đi kèm với nghiệp vụ quản  trị rủi ro phát triển hơn…

+Tiêu cực: Lực bán mạnh không phụ thuộc vào sức cung, mà phụ thuộc nhiều hơn vào tâm lý , động thái, quy mô bán khống. Sẽ là thiếu công bằng với những nhà đầu tư không tham gia vào hoạt động này. Trong trường hợp các nhà đầu tư tham gia bán khống chốt giá không đúng lúc, đúng chỗ, thì có thể sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại với mong muốn của họ.


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Here can be your custom HTML or Shortcode

This will close in 0 seconds