Nguyên nhân giá vàng tăng cao từ đầu năm 2014 tới nay

Từ đầu năm 2014 đến nay, song hành với các sự kiện kinh tế chính trị lớn trên thế giới như khủng hoảng tại Ukraine, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố  cắt giảm quy mô gói QE3 (gói nới lỏng định lượng lần 3) là xu hướng tăng mạnh liên tục của giá vàng. Trong cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia về dự báo giá vàng tuần tới (17/3 – 23/3) do trang tin chuyên kim loại quý Kitco News thực hiện, có 21/25 ý kiến phản hồi dự báo giá tăng. Chỉ có 2 ý kiến nhận định giá sẽ giảm, và 2 ý kiến còn lại cho rằng giá sẽ đi ngang.

          Trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, chỉ số DOW giảm 43,22 điểm, NASDAQ giảm 15,02 điểm, FTSE 100 giảm 25,89 điểm … thì giá vàng trong nước và thế giới lại tăng mạnh. Vậy nguyên nhân tại sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân chính trong bài viết này.

 

 

          Lý do dầu tiên được nhắc tới là giá vàng tăng mạnh nhờ lực mua vàng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga về vấn đề Crimea tiếp tục gia tăng. Vàng được xem như một loại tiền tệ chứ không phải là một “di vật” vô tác dụng. Tại thời điểm này, giới đầu tư đang rất băn khoăn về số tiền mà các ngân hàng trung ương khắp nơi trên thế giới đang in ra. Với mục tiêu gây lạm phát giá tài sản và kích thích xuất khẩu, họ có thể kéo dài việc in tiền cho tới khi nào? Hoạt động in tiền đang được thực hiện bởi Ngân hàng trung ương Nhật Bản, Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Anh và nhiều ngân hàng khác trên toàn thế giới. Trong năm ngoái, chính động thái in tiền này đã kích thích giá đồng tiền ảo Bitcoin tăng mạnh. Nguyên nhân khiến vàng được sử dụng như một loại tiền tệ trong suốt lịch sử nghìn năm là bởi vì không chính phủ nào có thể in chúng ra được, chúng không giống như những đồng tiền mạnh như USD hay Yên Nhật.

          Một vài nền kinh tế mới nổi tại châu Á có thể sẽ sớm bị ngập lụt và đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra là “Liệu họ sẽ tiếp tục mua vàng?”. Nếu Trung Quốc đối diện với suy thoái, người dân có đổ xô đi mua vàng hay không? Theo Marc Faber, khi nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, đồng Nhân dân tệ của họ sẽ bắt đầu suy yếu. Hoặc là chính phủ nước này sẽ phá giá đồng tiền của mình. Nếu trường hợp đó xảy ra, giới đầu tư Trung Quốc sẽ đổ một số tiền của họ sang thị trường vàng, hơn là giữ rịt chúng nơi đồng nội tệ. Do đó, vấn đề tại châu Á – vấn đề địa chính trị tại châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới- sẽ khiến nhu cầu vàng tăng lên nhiều hơn là giảm xuống.

          Thứ hai, thị trường vàng đã sụt giảm mạnh và kéo dài liên tục từ đỉnh 2011, tạo nên một bức tranh u ám.  Chừng nào tâm lý thị trường còn tiếp tục bi quan, chừng đó vàng còn được nắm giữ trước khi chờ đợi cơ hội đi lên. Khi mọi người lạc quan trở lại. chắc chắn đó sẽ là thời điểm để thị trường bùng nổ và dần dần cơ hội đi lên cũng sẽ lu mờ.

           Thứ ba, mô hình biểu đồ hiện tại của vàng giao ngay cho thấy những tín hiệu khá tích cực. Trong khi đó, vàng giao kỳ hạn đang di chuyển quanh ngưỡng $1350/oz. Có thể thấy, bất cứ khi nào cơ sở sideway được xây dựng, cơ hội để thị trường đi lên sau đó sẽ xuất hiện.

 

 

 

                                                                                                                                                                       Hải Nam

BINH LUAN

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *