Hình Ảnh

Contact Information
Facebook Icon Link

Kết nối với chúng tôi

ngay hôm nay

    Những biến động liên tục của thị trường sẽ gây ra những vấn đề khác nhau tác động trực tiếp đến các chỉ số tài chính. Sau đây là những trường hợp điển hình của những vấn đề về chỉ số tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo và đưa ra ý kiến.               

  ROE và ROA có liên quan gì với nhau và mối quan hệ giữa hai đại lượng này chịu ảnh hưởng bởi các chính sách tài chính của công ty

    ROE quá khứ so với tương lai  a5e044ee1a95b8fe98329218f5f6e61a_auto_x2-1

   ROE quá khứ và ROE tương lai

    (ROE) là một trong hai yếu tố cơ bản trong việc xác định tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của công ty. Đôi khi thật hợp lý khi giả định rằng ROE tương lai sẽ xấp xỉ bằng giá trị quá khứ, nhưng ROE cao trong quá khứ không nhất thiết ngụ ý ROE tương lai của công ty sẽ cao. Mặt khác, ROE đang giảm là bằng chứng cho thấy đầu tư mới của công ty đã mang lại ROE thấp hơn so với đầu tư quá khứ. Điều quan trọng đối với nhà phân tích chứng khoán là đừng chấp nhận các giá trị quá khứ làm chỉ báo cho các giá trị tương lai. Số liệu từ quá khứ gần đây có thể cung cấp thông tin về kết quả hoạt động tương lai, nhưng nhà phân tích luôn luôn phải canh chừng tương lai. Kỳ vọng về thu nhập và cổ tức tương lai sẽ xác định giá trị nội tại của cổ phiếu của công ty. Đây là trường hợp khá điển hình đầu tiên của những vấn đề về chỉ số tài chính.

    Một nhà phân tích muốn lý giải diễn biến quá khứ của ROE của công ty, hay dự báo giá trị tương lai của ROE phải cẩn thận lưu ý đến tổ hợp vốn vay (nợ) và vốn sở hữu của công ty và lãi suất của vốn vay. Một ví dụ sẽ giúp ta hiểu rõ lý do. 

    Giả sử Nodett là một công ty hoàn toàn chỉ có vốn sở hữu và có tổng tài sản là 100 triệu USD. Giả định công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 40 phần trăm của thu nhập chịu thuế.

    Bảng 1 trình bày diễn biến doanh thu, thu nhập trước thuế và lãi vay, và lợi nhuận ròng trong ba tình huống tiêu biểu cho các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. Bảng này cũng cho thấy diễn biến của hai số đo lợi nhuận được sử dụng phổ biến nhất: suất sinh lợi trên tài sản hoạt động (ROA) bằng EBIT chia cho tổng tài sản, và ROE bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn sở hữu.413f37f46236a668ff27

   Bảng 1

    Somdett là một công ty giống hệt Nodett, ngoại trừ việc trong tổng số 100 triệu USD tài sản của công ty, thì có 40 triệu USD được tài trợ bằng vốn vay với lãi suất 8 phần trăm. Công ty thanh toán lãi vay hàng năm là 3,2 triệu USD. Bảng 2 cho thấy ROE của Nodett và Somdet khác nhau như thế nào.

70f5003e55fc91a2c8ed

Bảng 2

    Không khó để bắt gặp trường hợp thuộc những vấn đề về chỉ số tài chính như thế này.

    2. Tác động của đòn bẩy tài chính đối với ROE 6bb9899bdb0b447789426af5604b2883_auto_x2-2

   Đòn bẩy tài chính và ROE

    ROA của hai công ty đều như nhau trong mỗi tình huống, nghĩa là, rủi ro kinh doanh của hai công ty là hệt như nhau. Chính rủi ro tài chính của hai công ty là khác nhau. Cho dù Nodett và Somdett có cùng ROA trong mỗi tình huống, ROE của Somdett cao hơn so với Nodett trong những năm bình thường và năm tốt, và thấp hơn so với Nodett trong năm xấu. Đây là trường hợp khá điển hình thứ hai của những vấn đề về chỉ số tài chính. 

    3. Tóm tắt mối quan hệ chính xác giữa ROE, ROA và đòn bẩy tài chính

   ce1882a8d7fad636d0dafbc422cab751_auto_x2-1

   Mối liên hệ giữ ROE, ROA và đòn bẩy tài chính

    Trong phương trình sau đây

    ROE = (1 – Thuế suất) [ROA + (ROA – Lãi suất)( vốn vay/vốn chủ sở hữu]

    Mối quan hệ này có những ý nghĩa sau đây. Nếu không có vốn vay, hay nếu ROA của công ty bằng lãi suất vốn vay, thì ROE sẽ bằng (1 – thuế suất) nhân cho ROA. Nếu ROA cao hơn lãi suất, thì ROE sẽ nhiều hơn so với (1 – thuế suất) nhân cho ROA; mức độ nhiều hơn này sẽ càng lớn nếu tỷ số vốn vay/vốn chủ sở hữu càng cao. 

    Kết quả này có lý: Nếu ROA cao hơn lãi suất vay mượn, công ty kiếm được nhiều tiền hơn so với mức phải trả cho các chủ nợ. Thu nhập thặng dư sẽ dành cho các chủ sở hữu của công ty, các cổ đông, làm tăng ROE. Mặt khác, nếu ROA thấp hơn lãi suất phải trả cho vốn vay, thì ROE sẽ giảm; mức giảm này phụ thuộc vào tỷ số vốn vay/vốn chủ sở hữu. 

    Lưu ý rằng đòn bẩy tài chính làm tăng rủi ro của sinh lợi vốn sở hữu.  Đây là trường hợp khá điển hình thứ ba của những vấn đề về chỉ số tài chính.

    ROE của công ty Somdett tệ hơn so ROE của Nodett trong những năm xấu. Trái lại, trong những năm tốt, Somdett đạt kết quả tốt hơn Nodett vì ROA cao hơn ROE mang lại nguồn vốn bổ sung cho các cổ đông. Sự hiện diện của vốn vay làm cho ROE của Somdett trở nên nhạy cảm với chu kỳ kinh tế hơn so với Nodett. Cho dù hai công ty có rủi ro kinh doanh như nhau (phản ánh qua EBIT hệt như nhau trong cả ba tình huống), các cổ đông của Somdett có rủi ro tài chính cao hơn so với Nodett vì toàn bộ rủi ro kinh doanh của công ty được hấp thu bởi một cơ sở nhà đầu tư vốn chủ sở hữu ít hơn.

Các tỷ số giá thị trường

   Những vấn đề về chỉ số tài chính

Tỷ số giá trên thị trường

Có hai tỷ số giá thị trường quan trọng: tỷ số thị giá trên thư giá và tỷ số giá trên thu nhập. Tỷ số thị giá trên thư giá (P/B) bằng giá thị trường của cổ phần phổ thông của công ty chia cho giá trị sổ sách của cổ phần, nghĩa là vốn sở hữu của cổ đông trên một cổ phần. Đôi khi các nhà phân tích xem cổ phiếu công ty có tỷ số thị giá trên thư giá thấp là một đầu tư ‘an toàn’, xem giá trị sổ sách như mức ‘sàn’ hỗ trợ giá thị trường. Tỷ số thị giá trên thư giá là giá thị trường của cổ phần chia cho giá trị sổ sách trên một cổ phần. Ta có thể cho rằng, các nhà phân tích xem giá trị sổ sách là mức giá mà giá thị trường sẽ không giảm xuống dưới mức đó vì công ty luôn luôn có phương án thanh lý hay bán tài sản công ty với giá bằng giá trị sổ sách. Tuy nhiên, quan điểm này thật đáng ngờ. Trên thực tế, một số công ty đôi khi bán thanh lý tài sản với giá thấp hơn giá trị sổ sách.  Đây là trường hợp khá điển hình thứ tư của những vấn đề về chỉ số tài chính.

    Ví dụ, vào tháng 2-2009, cổ phần của ngân hàng Bank of America và tập đoàn Citygroup đều bán với giá thấp hơn 25 phần trăm giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần. 

    Tuy nhiên, tỷ số thị giá trên thư giá thấp được một số người xem là mang lại một ‘biên độ an toàn’ và một số nhà phân tích sẽ sàng lọc hay bác bỏ những công ty có P/B cao trong quá trình chọn lựa cổ phiếu của họ. Thật ra, một cách lý giải khác tốt hơn về tỷ số thị giá trên thư giá là một số đo các cơ hội tăng trưởng. Hãy nhớ lại trong chương trước rằng ta có thể xem hai cấu phần của giá trị công ty là tài sản hiện có và các cơ hội tăng trưởng. Như ví dụ sau đây cho thấy, những công ty có cơ hội tăng trưởng nhiều hơn sẽ có xu hướng có tỷ số thị giá trên thư giá cao sẽ gây ra những vấn đề về chỉ số tài chính.

    Một số đo khác dùng để sắp xếp các công ty theo sự tăng trưởng so với giá trị là tỷ số giá trên thu nhập (P/E). Trên thực tế, ta thấy trong chương trước rằng tỉ số của hiện giá các phương án tăng trưởng trên giá trị tài sản hiện có nói chung sẽ xác định hệ số P/E. Trong khi những cổ phiếu có P/E thấp cho phép bạn trả ít tiền hơn trên một USD thu nhập hiện hành, cổ phiếu có P/E cao vẫn có thể là việc đầu tư tốt hơn nếu người ta kỳ vọng rằng thu nhập sẽ tăng trưởng đủ nhanh. 

    Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tin rằng những cổ phiếu có P/E thấp thì hấp dẫn hơn những cổ phiếu có P/E cao. Và trên thực tế, cổ phiếu P/E thấp nói chung từng là việc đầu tư có alpha dương khi sử dụng CAPM làm mốc so sánh. Nhưng một người ủng hộ thị trường hiệu quả sẽ chiết khấu kết quả quá khứ này, lập luận rằng quy tắc đơn giản hóa như vậy trên thực tế không thể tạo ra sinh lợi khác thường và CAPM không chắc là một mốc so sánh tốt cho sinh lợi trong trường hợp này. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng cần nhớ là việc sở hữu cổ phiếu mang lại quyền đối với thu nhập hiện tại cũng như tương lai, và do đó, tỷ số P/E cao có thể được lý giải tốt nhất như một tín hiệu cho thấy thị trường nhận định rằng công ty đang tận hưởng những cơ hội tăng trưởng hấp dẫn. 

P/B là phương pháp cũ nhưng không lỗi thời 

chi-so-p-b-la-gi-1024x510-1

Chỉ số P/B

    Nó vẫn đem lại lợi nhuận nếu nhà đầu tư áp dụng tốt. Theo kinh nghiệm thực tế của người viết, phương pháp P/B phát huy tác dụng lớn nhất với nhóm tài chính (ngân hàng, bảo hiểm…).

    Bài định giá Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) được người viết thực hiện vào tháng 11/2021. Mức giá tại thời điểm này của BIC ở quanh mức 31,000-32,000 đồng.

    Để thực hiện định giá theo P/B, đầu tiên ta tìm danh sách các công ty cùng ngành trên thị trường. Sau đó, tổng hợp giá trị P/B của các công ty này. Kết quả mong muốn từ bảng này là kết quả trung vị P/B của toàn ngành. Theo đó, P/B trung vị tại thời điểm định giá và có liên qua mật thiết đến những vấn đề về chỉ số tài chính tại thời điểm này.

    Với BVPS của quý 03/2021 ở mức 21,033 đồng, ta có mức giá hợp lý của doanh nghiệp theo phương pháp P/B là 37,063 đồng. Kết quả này khá sát với kết quả trung bình tính được từ tất cả các phương pháp là 36,011 đồng. Điều này cho thấy sự phù hợp rất lớn của P/B với BIC nói riêng và ngành tài chính nói chung.

    Tại thời điểm định giá, chúng ta có thể nhận thấy là giá thị trường không hấp dẫn để mua vào. Những tháng sau đó đã chứng minh cho nhận định này khi giá giảm liên tiếp. Tuy nhiên, khi giá đã về dưới mức 30,000 đồng thì lại bắt đầu hấp dẫn cho việc mua vào vì mục đích đầu tư dài hạn. Đây là trường hợp khá điển hình thứ năm của những vấn đề về chỉ số tài chính.

Quan tâm đến hệ số rủi ro Beta

1373ce36f601449823a51435b8e2563c_auto_x2-1   Hệ số rủi ro Beta

Hệ số rủi ro Beta giúp các NĐT hiểu được tình hình phát triển thực tế của cổ phiếu đang như thế nào so với thị trường, liệu cổ phiếu có đang phát triển tỉ lệ thuận với thị trường chung hay không cũng như rủi ro mà cổ phiếu có thể tạo nên như thế nào so với tình hình chung. Thông thường, để đưa ra quyết định, các NĐT sẽ so sánh hệ số Beta với 1 để xác định khẩu vị rủi ro của cổ phiếu.

    Bên cạnh đó, hệ số Beta cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa một tài sản riêng lẻ chính là cổ phiếu so với mức biến động chung của toàn bộ thị trường. Vì được tính toán dựa trên thị trường chung nên khi nền kinh tế thay đổi chắc chắn hệ số Beta cũng sẽ có những biến động nhất định.  Đây là trường hợp khá điển hình thứ sáu của những vấn đề về chỉ số tài chính.

    Để đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn, theo sát nhất nguyện vọng của NĐT, việc tính toán hệ số Beta là thật sự cần thiết, vì có thể so sánh và đánh giá mức độ biến động giá cổ phiếu một cách tổng quan nhất với bức tranh toàn cảnh thị trường. Khi xem xét trường hợp này của những vấn đề về chỉ số tài chính, ta cần cẩn trong đánh giá trên nhiều phương diện.

    Ngoài ra, hệ số Beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), được tính toán dựa trên phân tích quy hồi. Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng hệ số Beta lúc này đang thể hiện mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động chung của thị trường.

    Trong thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hệ số Beta vẫn chưa thật sự phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của nó so với thị trường chứng khoán thế giới. Sở dĩ có hạn chế này là vì nhiều lý do có thể kể tới như:

  • Độ lớn của dữ liệu lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam hiện chỉ mới 2 năm, chưa thể đảm bảo được mức độ ổn định của dữ liệu khi tính hệ số Beta.
  • Hiện nay trong số các công ty đang niêm yết chứng khoán trên thị trường, số lượng công ty đủ tiêu chuẩn để tính được hệ số Beta vẫn chưa được một nửa.
  • Một số các công ty hiện nay vẫn chưa có sự đầu tư đủ sâu và rộng vào số liệu và chất lượng thông tin, ảnh hưởng đến việc phân ngành và tính toán hệ số Beta.

    Và hiện tại, trong điều kiện kinh tế của thị trường Việt Nam, hệ số VN-Index chưa thể đại diện và phản ánh toàn bộ nền kinh tế.

Trên đây là những trường hợp cơ bản và quên thuộc về những vấn đề về chỉ số tài chính mà SCUE muốn trình bày.

References

Dũng Minh. (2021, 7 4). ROE là gì? Cách tính và ứng dụng (HIỆU QUẢ NHẤT). govalue. Retrieved 7 21, 2022, from https://govalue.vn/chi-so-roe/

Hứa, T. Q. (n.d.). Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE. YouTube. Retrieved July 23, 2022, from https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?subfolder=14/49/36/&doc=144936117736961835031033287834328955136&bitsid=5516c561-3f2a-4cb2-9419-836fb9f0fdec&uid=6f9fb2a1-ad1a-43eb-895a-db20c809e8a0

Minh, D. (2019, 10 7). ROA là gì? Cách tính và ứng dụng (CHI TIẾT). govalue. Retrieved 7 21, 2022, from https://govalue.vn/roa/

ROA, ROE là gì? Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE. (2020, 1 30). The bank. Retrieved 7 21, 2022, from https://thebank.vn/blog/18265-roa-roe-la-gi-cach-phan-tich-tai-chinh-theo-roa-va-roe.html?fbclid=IwAR2Kv3BrU2Yi2OCsqvj33o-QYx5vrFzjNCubQYAcNIzQEa4bW6n3AjOzEbY

Thái, P. H. H., & Đến, N. T. (2017, May 14). Yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tạp chí Tài chính. Retrieved July 23, 2022, from https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/yeu-to-tac-dong-den-chi-so-pe-cua-cac-cong-ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-125297.html

Trần, T. (2020, 12 21). Chỉ số P/E và phương pháp định giá P/E. Chỉ số P/E là gì. Retrieved 07 20, 2022, from https://govalue.vn/chi-so-pe/

Trần, T. (2021, December 8). EPS và cách sử dụng. FireAnt Blog. Retrieved July 23, 2022, from https://www.blog.fireant.vn/post/eps-earning-per-share

Ý nghĩa chỉ số P/B trong lựa chọn cổ phiếu. (2021, 11 13). Pinetree. Retrieved 7 21, 2022, from https://pinetree.vn/post/20211113/y-nghia-chi-so-p-b-trong-lua-chon-co-phieu/


0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *