Hình Ảnh

Contact Information
Facebook Icon Link

Kết nối với chúng tôi

ngay hôm nay

CHỈ BÁO RSI

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo động lượng dùng để xác định xu hướng tiếp diễn của cổ phiếu. Chỉ báo RSI thường được diễn giải dưới dạng đường xu hướng trong biên độ từ 0  – 100 điểm. Ở vùng quá bán 30 điểm, cổ phiếu được cho là đã bị bán quá nhiều và sẽ có xu hướng đảo chiều tăng. Ở vùng 70 điểm, cổ phiếu được cho là được mua quá nhiều và sẽ có xu hướng đảo chiều giảm.

 

  • RSI là gì?

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo động lượng dùng để xác định xu hướng tiếp diễn của cổ phiếu. Đây là một chỉ báo thông dụng được biểu hiện dưới dạng dao động (một đường dao động giữa 2 biên) từ 0 đến 100 mà ở đó dao động dưới 30 điểm được gọi là quá bán và dao động trên 70 điểm là quá mua. Ở vùng quá bán 30 điểm, cổ phiếu được cho là đã bị bán quá nhiều và sẽ có xu hướng đảo chiều tăng. Ở vùng 70 điểm, cổ phiếu được cho là được mua quá nhiều và sẽ có xu hướng đảo chiều giảm.

Để hiểu rõ hơn về chỉ báo RSI, chúng ta tìm hiểu sơ qua về công thức tính RSI:

RSI=100-1001+RS

trong đó RS (Relative Strength) là thương của trung bình ngày tăng và trung bình ngày giảm của cổ phiếu trong chu kỳ hay

RS=average gainaverage loss

Thông thường chỉ báo RSI được sử dụng với chu kỳ là 14 ngày. Nhưng tùy vào nhu cầu của mỗi nhà đầu tư mà có thể điều chỉnh chu kỳ của RSI cho phù hợp.

 

  • Tại sao nên sử dụng RSI?

Chỉ báo RSI thường được diễn giải dưới dạng đường xu hướng trong biên độ từ 0  – 100 điểm. Ở vùng dưới 30 điểm, giá cổ phiếu được xem là quá bán và có khả năng sẽ đảo chiều tăng, và ở vùng trên 70 điểm, giá cổ phiếu được xem là quá mua và có khả năng đảo chiều giảm.

Ở vùng trung bình, tức 50 điểm, nhà đầu tư có thể xem đó là vùng hỗ trợ/kháng cự mà ở đó khi chỉ báo RSI giảm từ vùng quá mua xuống vùng 50 điểm được xem là hỗ trợ, nhà đầu tư có thể cân nhắc vị thế mua vào. Và khi chỉ báo RSI tăng từ vùng quá bán lên vùng 50 điểm, nhà đầu tư có thể cân nhắc vị thế bán ra.

RSI

RSI là chỉ báo động lượng, là công cụ đắc lực cho nhà đầu tư để dự báo xu hướng giá của của cổ phiếu.

  • Cách cài đặt chỉ số RSI

Với giao diện Tradingview.

Chọn mục “Các chỉ báo” 

các chỉ báo

Sau khi hộp thoại xuất hiện, nhập vào thanh tìm kiếm “RSI”, sau đó chọn “Chỉ số Sức mạnh tương đối” để xuất hiện chỉ báo RSI.

chỉ số chiến lược

Hoàn thành các bước, chúng ta sẽ được giao diện

giao diện

  • Thực chiến
1. Sử dụng RSI theo xu hướng

Đây là cách sử dụng chỉ báo RSI cơ bản và đơn giản nhất. Chúng ta dựa vào xu hướng của cổ phiếu cùng xác định vùng quá bán hoặc vùng quá mua của chỉ báo RSI để ra quyết định mua bán. Để minh họa ta cùng xét đồ thị cổ phiếu HPG năm giai đoạn 2020-2021.

xu hướng RSI

Nhìn vào đồ thị dễ dàng nhận thấy cổ phiếu HPG có xu hướng tăng từ khoảng tháng tư năm 2020 đến khoảng tháng sáu năm 2021. Ở giai đoạn này ta thấy xuất hiện 3 điểm mua vào với mức RSI<40 giảm từ mức trung bình. Ở mức RSI này chứng tỏ cổ phiếu có xu hướng tiếp diễn tăng giá. Và thị trường đã chứng minh điều đó là đúng. HPG tăng đến mức giá 25.0 cho điểm mua thứ nhất và vùng giá 45.0 cho điểm mua thứ hai. Ở các điểm bán ở vùng giá 25.0 và 45.0 ta đều thấy chỉ báo RSI>70, dao động ở vùng quá mua có xu hướng đảo chiều giảm. Ta có thể sử dụng chỉ báo RSI cùng với xu hướng giá của cổ phiếu để xác định điểm mua điểm bán khá chuẩn xác.

Tương tự với xu hướng giá giảm ta cũng có thể thực hiện tương tự các bước như với giá tăng.

giá giảm

Đây là ví dụ minh họa cho xu hướng giá giảm. Ở đây chúng ta có 5 điểm bán. Việc phân tích lý do xin dành lại cho các bạn.

2. Vẽ các đường xu hướng (trendline) cho chỉ báo RSI

Trendline RSI

Ta có thể vẽ các đường xu hướng cho chỉ báo RSI để xác định điểm mua điểm bán. Hiểu đơn giản việc vẽ các đường xu hướng là vẽ những đường thẳng đi qua các đỉnh hoặc đáy của chỉ báo RSI. Đường nối các đỉnh được gọi là đường kháng cự, biểu hiện cho xu hướng giảm. Đường nối các đáy được gọi là đường bổ trợ, thể hiện xu hướng tăng. Khi chỉ báo RSI phá vỡ đường kháng cự sẽ xuất hiện điểm mua và phá vỡ đường bổ trợ sẽ xuất hiện điểm bán. Trong đồ thị trên, chúng mình có minh họa 2 đường xu hướng giảm và xu hướng tăng của chỉ báo RSI. Theo đồ thị, RSI tăng đến đường kháng cự nhưng không tạo đỉnh mới mà vượt qua đường kháng cự. Điều này chứng tỏ RSI đã phá vỡ xu hướng giảm tạo điểm mua. Nhìn lên đồ thị giá điểm mua xuất hiện ở vùng giá 35.0 và sau đó tăng mạnh lên đến vùng giá 55.0 mới xuất hiện điểm bán do RSI phá vỡ đường bổ trợ.

Việc sử dụng các đường xu hướng cho chỉ báo RSI để xác định điểm mua và điểm bán cho cổ phiếu có vẻ khá mâu thuẫn với việc sử dụng vùng quá mua – quá bán và vùng kháng cự – hỗ trợ. Ở điểm mua ở ví dụ trên, chỉ báo RSI ở mức gần 70 ở vùng quá bán, cổ phiếu có xu hướng điều chỉnh giá giảm nhưng đó lại là điểm mua của chúng ta. Việc này có mâu thuẫn không? Câu trả lời là có. Vì vậy, việc sử dụng thành thạo chỉ báo RSI với độ chính xác cao là tương đối khó với các nhà đầu tư. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta sử dụng các cách khác nhau. Cùng một thời điểm các cách có thể cho ra những kết quả khác nhau, nhà đầu tư cần bình tĩnh quan sát, xác định thật kỹ lưỡng các kết quả nhận được từ chỉ báo cho từng trường hợp riêng biệt. Cùng với đó ta có thể sử dụng kết hợp thêm các công cụ khác để tăng thêm sự chính xác.

3. Sử dụng chỉ báo RSI phân kỳ

Về cơ bản, RSI phân kỳ thể hiện sự lệch pha của chỉ báo RSI và giá cổ phiếu. Cụ thể là:

  • Khi chỉ báo RSI giảm nhưng giá tăng ⇒ RSI phân kỳ âm ⇒ giá có khả năng đảo chiều giảm.

RSI phân kì

  • Khi chỉ báo RSI tăng nhưng giá giảm ⇒ RSI phân kỳ dương ⇒ giá có khả năng đảo chiều tăng.

RSI phân kì

  • Hạn chế

Như đã bàn ở phần thực chiến, việc sử dụng các vùng quá bán (dưới 30 điểm) và vùng quá mua (trên 70 điểm) để xác định điểm mua và bán có thể gây ra những quyết định sai lầm cho nhà đầu tư, vì trong các ví dụ trên ta có thể thấy trong xu hướng tăng khi RSI vượt qua vùng 70 sau đó giảm thì giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng chạm các đỉnh mới, RSI cũng ở mức trên 70. Ngược lại, ở xu thế giảm, RSI dưới 30 điểm, tạo đáy và bật tăng, nhưng sau đó giá vẫn tiếp tục giảm tạo đáy mới và RSI tiếp tục dưới 30 điểm.

  • Tổng kết

RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của giá để xác định điểm mua, điểm bán. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần am hiểu về chỉ số này mới nhìn nhận được chính xác nhất.

CHỈ BÁO MACD

MACD là một chỉ báo trễ, được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng. Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence/Divergence) là Đường Trung Bình Hội Tụ/Phân Kỳ dùng để xác định động lượng và xu hướng của giá.

  • MACD là gì?

MACD là một chỉ báo trễ (lagging indicator) được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. Gerald Appel là một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp. Ông đã trở thành nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp trong hơn 35 năm.

MACD được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng. Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence/Divergence) là Đường Trung Bình Hội Tụ/Phân Kỳ dùng để xác định động lượng và xu hướng của giá. Chỉ báo MACD được xây dựng dựa trên đường EMA, vì vậy để hiểu rõ về chỉ báo MACD ta cần phải tìm hiểu về sự khác nhau giữa EMA và SMA.

1. Phân biệt EMA và SMA

SMA (Simple Moving Average): Đường trung bình giá đơn giản (hay còn được gọi là trung bình cộng) được tính bằng cách trung bình cộng giá đóng của trong một khoảng thời gian.

EMA (Exponential Moving Average): Đường trung bình động (hay đường trung bình nhân) được tính bằng cách trung bình nhân giá đóng cửa trong một khoảng thời gian. 

⇒ Về cơ bản, đường EMA sẽ “mượt” hơn đường SMA trong cùng một khoảng thời gian vì EMA loại bỏ những biến động giá đột biến gây nhiễu.

2. Các thành phần của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD gồm 4 phần:

  • Đường MACD: EMA(12 chu kỳ) – EMA(26 chu kỳ)
  • Đường Tín Hiệu (Signal Line): Đường EMA 9 của Đường MACD
  • Histogram: Đường MACD – Signal Line
  • Đường Zero: dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu.

MACD

  • Cách sử dụng MACD trong Tradingview

Với giao diện Tradingview.

Chọn mục “Các chỉ báo” 

các chỉ báo

Sau khi hộp thoại xuất hiện, nhập vào thanh tìm kiếm “macd”, sau đó chọn “Moving Average Convergence/ Divergence” để xuất hiện chỉ báo MACD.

chỉ số chiến lược

Thực hiện xong các bước ta sẽ có được chỉ báo MACD.

chỉ báo MACD

Với định dạng mặc định của Tradingview, ta sẽ có:

  • Đường MACD là đường màu xanh.
  • Đường tín hiệu là đường màu cam.

 

  • Ý nghĩa của chỉ báo MACD
1. Đóng vai trò trong việc dự báo xu hướng giá

Đường tín hiệu MACD sẽ bao gồm hai đường là đường MACD và đường tín hiệu. Hai đường này sẽ quyết định hình thái phân kỳ hay hội tụ, từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra các phân tích kỹ thuật.

Trường hợp đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng vượt mức hiện tại và là cơ hội tốt để các nhà đầu tư mua vào. Ngược lại, nếu đường MACD vượt đường tín hiệu từ trên xuống thì giá sẽ có xu hướng giảm và nhà đầu tư nên vào lệnh bán.

3.2. Nắm bắt diễn biến giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ của MACD

Thông thường, đường MACD đi lên sẽ báo hiệu chiều hướng tăng của giá và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số trường hợp ngoại lệ còn được gọi là hội tụ và phân kỳ.

Phân kỳ là khi giá đang tăng nhưng đường MACD lại đi xuống, đây là dấu hiệu cho thấy giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm nên nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu.

Hội tụ lại được hình thành khi giá đang có chiều hướng giảm còn MACD lại đi lên và báo hiệu giá sẽ có sự đảo chiều từ giảm sang tăng, các nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào để kiếm lời tốt nhất cho mình.

 

  • Thực chiến
1. Đường MACD cắt đường Zero
  • Khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng từ trên xuống, cổ phiếu có xu hướng giảm giá.
  • Ngược lại, khi MACD cắt đường Zero theo hướng lên thì cổ phiếu có xu hướng tăng giá.

MACD cắt zero

2. Đường MACD cắt đường tín hiệu

Đây là tình huống dễ gặp và cơ bản nhất khi sử dụng chỉ báo MACD. Ta cần lưu ý:

  • Khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm.
  • Ngược lại khi MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên chứng tỏ thị trường sắp chào đón xu hướng tăng.

MACD cắt đường tín hiệu

3. Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Đường Histogram thể hiện khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu hay Histogram=MACD-Signal line.

Dựa vào công thức ta thấy:

  • Khi Histogram chuyển từ âm sang dương (đỏ sang xanh) nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng.
  • Ngược lại khi Histogram chuyển từ xanh sang đỏ thì đó là tín hiệu cho sự đảo chiều giảm giá của cổ phiếu.

Histogram

4. Khi đường MACD phân kỳ/ hội tụ

Nhắc lại về MACD phân kỳ/hội tụ. Phân kỳ là khi giá đang tăng nhưng đường MACD lại đi xuống, đây là dấu hiệu cho thấy giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm nên nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu. Hội tụ lại được hình thành khi giá đang có chiều hướng giảm còn MACD lại đi lên và báo hiệu giá sẽ có sự đảo chiều từ giảm sang tăng, các nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào để kiếm lời tốt nhất cho mình.

Để sử dụng MACD phân kỳ/hội tụ, ta cần lưu ý hai ý sau:

  • Khi giá có xu hướng tăng và tạo đỉnh mới nhưng MACD lại có xu hướng giảm ⇒ đảo chiều thành xu hướng giảm.
  • Khi giá có xu hướng giảm và tạo đáy mới nhưng MACD lại có xu hướng tăng ⇒ đảo chiều thành xu hướng tăng.

Việc xác định xu hướng này khá khó khăn nên các nhà đầu tư mới nên thực hiện theo từng bước: 

  • Cẩn thận vẽ các đường xu hướng của giá và MACD.
  • Kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu phân kỳ/hội tụ rõ ràng của chỉ báo. Để chắc chắn hơn, nhà đầu tư có thể chờ tín hiệu xác nhận từ điểm cắt của đường MACD và đường tín hiệu.
  • Đừng vội đặt lệnh mua/bán khi chưa có tín hiệu giá đảo chiều.

MACD phân kì hội tụ

5. Kết hợp chỉ báo MACD với mô hình nến đảo chiều

Đây được đánh giá là các áp dụng mang đến hiệu quả cao nhất trong các cách giao dịch với chỉ báo MACD. Cụ thể, nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố sau để xác định điểm bán thích hợp:

  • Khi xu hướng tăng kéo dài, tạo ra các đáy và các đỉnh cao liên tiếp nhau. 
  • Phân kỳ diễn ra: Thông thường sau khi mô hình nến Doji được hình thành thì xuất hiện phân kỳ.
  • Xuất hiện đồng thời nến đảo chiều tại đỉnh.

Khi cả ba hiện tượng này đồng thời xảy ra chứng tỏ bên mua đang muốn đẩy giá cao nhưng bên bán lại đang có vị thế áp đảo họ nên bên mua không thể tiếp tục đẩy giá.

Về mô hình nến Doji và nến đảo chiều thì chúng mình đã đề cập ở bài viết thứ 2 trong chuỗi bài về phân tích kỹ thuật (TA). Để hiểu rõ hơn mô hình nến Doji và nến đảo chiều là như thế nào các bạn có thể xem lại bài viết về Nến Nhật của SCUE chúng mình tại …

6. Kết hợp MACD với chỉ báo RSI

Trên thực tế, cả hai chỉ số MACD và RSI đều đo lường động lượng trên thị trường nhưng các yếu tố đo lường chúng hướng đến lại khác nhau nên đôi khi các chỉ báo chứng đưa ra cũng trái ngược nhau. Tuy nhiên, khi tín hiệu của cả hai đồng nhất thì mức độ tin cậy của chúng rất cao, nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch khi nhận được các tín hiệu này.

Có thể nói, MACD và RSI là hai chỉ báo bổ sung thông tin cho nhau. Trong khi RSI hỗ trợ dự đoán về xu hướng giá để nhận biết điểm quá mua hay quá bán thì MACD giúp nhận biết được xu hướng giá và tìm kiếm điểm vào lệnh một cách chính xác. Hai chỉ số này khi được kết hợp sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về thị trường chứng khoán.

MACD và RSI

  • Hạn chế

Dù đóng vai trò quan trọng và ứng dụng khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng hay cung cấp thông tin về thị trường để đưa ra phân tích kỹ thuật hợp lý, tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn tồn tại một vài hạn chế dưới đây:

  • Sự phân kỳ/hội tụ có thể báo hiệu được dấu hiệu đổi chiều nhưng lại không thể tránh khỏi những báo hiệu giả gây nhầm lẫn và tổn thất cho nhà đầu tư.
  • Mỗi nhà đầu tư có thể cài đặt các chỉ số liên quan đến MACD theo sở thích và mục đích khác nhau nên số liệu thu được cũng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sử dụng, do đó kết quả đường MACD đem lại cũng sẽ kém thực tế hơn.
  • Các chỉ số MACD dễ xảy ra sự trễ nhịp giao nhau giữa các trung bình động, từ đó dẫn đến việc đưa ra các tín hiệu cũng chậm hơn so với xu thế của thị trường.

 

  • Tổng kết

MACD là một chỉ báo hữu ích với nhà đầu tư vì sự thông dụng, độ chính xác khá cao trong việc xác định điểm mua và xu hướng tiếp diễn của giá. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu quả chỉ báo này cần phải kết hợp với các chỉ báo khác như đường trung bình giá, khối lượng, RSI,… để có những kết quả tốt hơn.

 

Và đó cũng là phần kết cho bài viết về cặp chỉ báo RSI và MACD của SCUE. Xin cảm ơn một lần nữa và hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo trong chuỗi bài về Phân tích kỹ thuật (TA) của SCUE nhé!

Người viết: Minh Duy

Tài liệu tham khảo:

VCSC:

Ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán hiệu quả – VCSC

Sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong phân tích chứng khoán – VCSC

soriaforcongress.com:

RSI là gì? Công thức và cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả

Finhay:

Đường MACD là gì? Cách sử dụng MACD trong đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất – Finhay

Tradingview.com

 


0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *