Kinh tế toàn cầu và khủng hoảng chính trị Ukraine

Ba tháng trở lại đây, nổi bật nhất trong các sự kiện quốc tế là cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Ukraine. Các buộc biểu tình bắt đầu nổ ra hồi tháng 11 năm trước, sau khi ông Viktor Yanukovych – tổng thống Ukraine đương nhiệm bác bỏ một thỏa thuận với EU, mà theo đó nền kinh tế nước này sẽ tuân theo những tiêu chuẩn gần với EU hơn. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa người biểu tình Ukraine với chính phủ không chỉ bắt nguồn từ một hiệp định thương mại bị hủy, mà nguyên nhân sâu xa là mối quan hệ tay ba phức tạp với Nga và Liên minh châu Âu (EU). Vậy cuộc khủng hoảng này có ảnh hưởng lớn như thế nào đến nền kinh tế Nga, EU và toàn cầu ?

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngô và lúa mỳ hàng đầu. Xảy ra khủng hoảng tại nước này khiến nguồn cung ngũ cốc từ đây đến các nước trên thế giới bị ảnh hưởng mạnh, kéo giá ngũ cốc trên thế giới tăng cao.

Thêm vào đó nữa, Ukraine có 13 tỷ USD tiền nợ đáo hạn trong năm nay và 16 tỷ USD đáo hạn trong năm tới. Nếu không được hỗ trợ, Kiev ( thủ đô Ukraine ) gần như chắc chắn sẽ vỡ nợ, dẫn tới sự xáo trộn trên các thị trường tài chính toàn cầu. “Để tránh sự sụp đổ hoàn toàn trong vài tuần tới, Ukraine cần phải có tiền ngay. Ukraine không thể tồn tại nếu không có cải cách trong vài tháng tới”, chuyên gia kinh tế Lubomir Mitov thuộc Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận xét.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra trong bối cảnh các thị trường mới nổi trên toàn cầu nói chung gặp nhiều thách thức. Tăng trưởng tại các nền kinh tế này đồng loạt giảm tốc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói kích thích QE3. Tình hình ở Ukraine có thể khiến các nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro tại các thị trường mới nổi khác, dẫn tới việc thoái vốn, đẩy các thị trường này vào những bất ổn mới như một vòng xoáy.

Ukraine là một đất nước có vị trí địa lý quan trọng trong giao thương giữa Nga và EU. Nga cung cấp khoảng 25% nhu cầu khí đốt cho Liên minh châu Âu, mà một nửa trong số này được dẫn qua hệ thống đường ống chạy qua Ukraine. Việc khủng hoảng chính trị trong nước, cùng với động thái trong mối quan hệ giữa nước này với EU sẽ khiến Nga có cắt dòng chảy khí đốt qua đây hay không. Việc gián đoạn nguồn cung khi đốt từ Nga sẽ khiến khan hiếm giá nhiên liệu dẫn đến việc đẩy giá nhiên liệu tại các nước châu Âu tăng mạnh.

Đáp lại Nga là những cân nhắc ra lệnh trừng phạt kinh tế từ các cường quốc châu Âu và chính quyền Mỹ. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế tài chính của Nga, vì hiện tại Nga phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế rất nhiều. Một nửa kim ngạch ngoại thương của Nga là với các nước trong EU. Nga phải nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng từ châu Âu để đảm bảo nguồn cung hàng trong nước như quen thuộc.

Chưa kể, các công ty Nga cũng có các khoản đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và nông nghiệp ở Ukraine. Nước này là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Nga, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 39,6 tỷ USD trong năm 2013, trong đó Nga xuất khẩu sang Ukraine đạt 23,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 15,8 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra giữa lúc kinh tế Nga đang yếu. “Nga chính là đối tượng thiệt hại lớn trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, ông Timothy Ash, chuyên gia kinh tế trưởng về các thị trường mới nổi thuộc Standard Bank ở London, nhận xét. “Niềm tin trong và ngoài nước Nga sẽ chịu một cú sốc lớn. Đầu tư sẽ giảm và có khả năng xảy ra sự tháo chạy của các dòng vốn. Các ngân hàng Nga làm ăn ở Ukraine có thể thua lỗ, đồng Rúp mất giá thêm, tăng trưởng kinh tế của Nga yếu đi”.

BINH LUAN

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *